Bình chứa khí nén là gì?
Bình chứa khí nén là một bộ phận trong hệ thống cung cấp khí nén. Nó được sử dụng để tích trữ nguốn khí nén có áp suất cao đi ra từ đầu máy nén.
Mục đích của bình chứa khí nén là gì?
Đó là cung cấp khí nén dự phòng cho những trường hợp cần sử dụng nhiều hoặc máy nén hơi bị lỏng, bị cắt nguồn điện.
Bình chứa khi nén được sử dụng ở đâu?
Nó được sử dụng trong các doanh nghiệp có quy mô sản xuất tương đối lớn, cụ thể là nơi cần nhu cầu sử dụng khí nén cao.
Vai trò của bình chứa khí là gì?
Đầu tiên hãy tìm hiểu máy nén khí là gì? Nó là một loại máy dùng để tạo ra không khí áp suất cao phục vụ cho hoạt động sản xuất và vận hành. Máy nén đi kèm với bộ phận quan trọng là thiết bị chứa khí, hay còn gọi là bình tích áp hoặc bình chứa khí nén. Những bình này lắp đặt với máy nén để tích không khí đã nén ở áp suất cao, từ đó duy trì sự ổn định của áp suất để hỗ trợ quá trình làm việc của máy nén.
Điều gì sẽ xảy ra khi hệ thống bị tụt áp? Câu trả lời là việc tụt áp sẽ kéo theo hàng loạt tác động xấu trong quá trình sản xuất và thiệt hại lớn về tài chính cho các doanh nhiệp, nhà máy.
Vậy vai trò cốt lõi của bình chứa khí chính là duy trì áp suất cho hệ thống nén khí. Ngoài ra nó còn có vai trò là thiết bị tham gia vào quá trình lọc khí và ngưng nước, làm mát cho dầu máy nén khí,…
Chú ý khi sử dụng bình chứa khí nén. Bạn cần có đầy đủ kiến thức về đảm bảo an toàn lao động để phòng tránh các tại nạn như nổ bình khí nén, giật điện,…
Phân loại bình khí nén
Dựa vào dung tích thì thường có loại bình chứa 500 lít, 1000 lít, 2000 lít,… và cũng có thể có các loại bình 50 lít, 100 lít,…
Dựa vào nguyên lý tạo tải, có thể phân bình chứa khí nén thành ba loại sau:
- Bình tích áp dùng tải trọng: Là loại lớn nhất trong ba loại. Cấu tạo đơn giản, giá rẻ tuy nhiên năng lượng tích trữ không lớn. Áp suất khí nén ổn định, nhưng quán tính lớn.
- Bình tích áp lò xo: Cấu tạo khá đơn giản, dung tích nhỏ, áp suất tạo ra phụ thuộc loại lò xo. Thường áp dụng cho máy nén nhỏ, công suất thấp.
- Bình tích khí nén dùng thủy khí: Năng lượng tích trữ cao, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Áp suất tạo ra phục thuộc nhiều vào quá trình đa biến khi nén giãn.
Nguyên tắc sử dụng bình chứa khí nén
- Tuẩn thủ đúng các quy định đảm bảo an toàn
- Đạt tiêu chuẩn
- Đạt kiểm tra KTAT
- Mua tại nơi uy tín, đảm bảo chế độ bảo hành, bảo dưỡng sản phẩm
- Người sử dụng phải trên 18 tuổi
- Người sử dụng phải được tập huấn sử dụng máy
- Lắp đặt đảm bảo xa nguồn nhiệt, xa khu dân cư,…
- Kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên các bộ phận van, khóa,…
- Bảo dưỡng máy nén và bình chứa khí định kỳ
Quy trình kiểm định bình chứa khí nén chuẩn
Theo thông tư 32/2011 TT – BLĐTBXH được ban hành vào ngày 14 / 11 / 2011,
Bình khí nén là một trong những thiết bị nằm trong danh mục cần phải kiểm định an toàn, vì thế cần phải :
- Kiểm định lần đầu (bình khí nén được chế tạo hay là chưa kiểm định lần nào)
- Kiểm định an toàn bình khí nén theo định kỳ (bình khí nén đã qua sử dụng nhưng quá hạn kiểm định);
- Kiểm định đột ngột bình khí nén (sau khi sửa chữa lớn hay cải tạo);
Quy trình kiểm định bình khí nén :
- Kiểm tra các thông số bên ngoài của bình khí nén .
- Kiểm tra các bộ phận bên trong .
- Kiểm tra kỹ thuật, thử nghiệm .
- Kiểm tra vận hành trong hệ thống máy nén khí .
- Xử lý kết quả kiểm định .
Thời hạn kiểm định bình khí nén :
- Theo định kỳ 3 năm 1 lần kiểm định bình khí nén, đối với các bình chứa chất ăn mòn kim loại, cháy nổ
- Bình khí nén đã qua sử dụng, trên 10 năm thì thời hạn là 02 năm.
- Trường hợp nhà sáng chế quy định hoặc xí nghiệp yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo và yêu cầu của xí nghiệp.
Lưu ý cần thiết khi chọn bình chứa khí nén
Giá cao nhất chưa hẳn đã tốt nhất. Tính năng đỉnh nhất chưa hẳn đã tốt nhất. Quan trọng là sự phù hợp với nhu cầu sử dụng
Các lưu ý cần thiết bạn nên biết:
- Đường ống khí vào luôn thấp hơn đường khí ra của bình tích khí nén.
- Bình khí nén có thể được chế tạo bằng thép hay bằng inox tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.
- Bình khí nén có thể có dạng nằm ngang, hay đứng phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng (ví dụ: địa hình nhà xưởng)
- Đối với bình được chế tạo bằng thép, bình thường được sơn hai lớp trong lòng bình để tăng khả năng chống rỉ sét.
- Chọn thể tích bình phù hợp với nhu cầu sử dụng. Thể tích bình lớn quá sẽ gây lãng phí, ngược lại thể tích nhỏ quá sẽ khiến máy vào tải, ra tải liên tục.
- Quan tâm đến thông số áp suất làm việc của bình. Nếu áp suất định mức của máy nén khí cao hơn áp suất lớn nhất của bình khí nén có thể gây nổ van an toàn gắn trên bình khí.
- Đường ống kết nối kiểu lắp bích hay nối ren.
- Lựa chọn phụ kiện của bình tích khí như van xả đáy, van an toàn, đồng hồ đo áp phải đạt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn.
Đặc điểm chế tạo bình chứa khí tại Lò Hơi Bách Khoa
- Bình chứa khí được các kỹ sư của Lò Hơi Bách Khoa chế tạo theo nhu cầu của khách hàng. Đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam TCVN 8366-2010.
- Hai chỏm cầu của bình chịu áp lực được gia công bởi vật liệu thép tấm Q235B hoặc SS400 theo tiêu chuẩn cao. Sử dụng công nghệ Đài Loan. Có độ bền cơ tính và chịu áp lực của chỏm cầu cao.
- Thân bình được cuốn lốc thủy lực hiện đại, theo công nghệ tân tiến. Phương pháp hàn đều hai phía, trong và ngoài có lớp thuốc bảo vệ trên hệ thống máy hàn.
- Các mối hàn đều do thợ hàn có chuyên môn về hàn áp lực bậc 5G (TCXDVN 314:2005) thực hiện.
- Trong quá trình chế tạo có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của phòng QC và cán bộ kiểm định về an toàn của thiết bị áp lực.
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH Năng Lượng Nhiệt Bách Khoa
Hỗ trợ kĩ thuật và tư vấn: 091 775 40 59 / 097 384 04 68
Website: https://lohoibachkhoa.com/ hoặc https://hex-boilers.com/