Hệ thống lò hơi công nghiệp- các loại lò hơi công nghiệp và nhiên liệu sử dụng phổ biến.
Hệ thống lò hơi công nghiệp đã và đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp hiện đại. Với chức năng cung cấp năng lượng để phục vụ các quy trình sản xuất,hoạt động của nhà máy, lò hơi đã trở thành "trái tim" không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp. Sự hiện diện của hơi nước được tạo ra từ hệ thống lò hơi đã thúc đẩy tiến trình công nghiệp, từ sản xuất điện đến chế tạo các sản phẩm hóa chất và vật liệu. Hãy cùng khám phá sâu hơn về hệ thống lò hơi công nghiệp, cách hoạt động và tầm quan trọng của nó trong bài viết dưới đây.
Khái niệm và hoạt động của hệ thống lò hơi công nghiệp
Hệ thống lò hơi công nghiệp là một hệ thống bao gồm các thiết bị liên kết với nhau nhằm đốt cháy các loại nhiên liệu để sản xuất hơi nước mang nhiệt phục vụ cho hoạt động sản xuất của các ngành công nghiệp và đời sống. Một hệ thống lò hơi công nghiệp về cơ bản được tạo thành từ các bộ phận chính như: hệ thống hơi, hệ thống cấp nước cho lò hơi, hệ thống cấp liệu, hệ thống điều khiển, hệ thống xử lý khí thải và các thiết bị phụ trợ.
Hệ thống lò hơi công nghiệp
Hoạt động của hệ thống lò hơi công nghiệp:
Nhiên liệu đốt sẽ được hệ thống cấp liệu cấp vào buồng đốt lò hơi một cách tự động hay thủ công tuỳ theo loại nhiên liệu và loại lò hơi. Nơi đây, nhiên liệu được đốt cháy hoàn toàn nhờ hệ thống cấp gió của lò và sinh ra nhiệt rất cao, nhiệt này sẽ làm nóng và bay hơi nước cấp trong lò hơi. Hơi nước mang nhiệt sẽ được hệ thống đường ống dẫn đến thiết bị cần sử dụng, nếu hệ thống nào cần hơi quá nhiệt thì hơi nước này sẽ đi qua bộ quá nhiệt trước khi đưa đến nơi sử dụng.
Sau quá trình gia nhiệt thì hơi nước sẽ mất đi năng lượng và ngưng tụ thành nước, nước này sẽ được thu hồi về làm nước cấp cho lò hơi. Còn khói thải sẽ được hệ thống xử lý khí thải làm sạch bụi và khí độc trước khi thoát ra ngoài môi trường bằng ống khói.
Hệ thống lò hơi công nghiệp
Các loại lò hơi công nghiệp chính sử dụng phổ biến hiện nay
Hệ thống lò hơi công nghiệp có nhiều loại khác nhau, được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu và ứng dụng khác nhau của các ngành công nghiệp. Hiện nay, các loại lò hơi được sử dụng phổ biến như lò hơi đốt dầu, đốt gas; lò hơi tầng sôi đốt sinh khối; lò hơi ghi xích, lò hơi ghi tĩnh.
Lò hơi đốt dầu, gas: Sử dụng nhiên liệu dầu, gas để gia nhiệt nước thành hơi nóng, tùy theo mục đích sử dụng mà tạo ra nguồn hơi có nhiệt độ và áp suất phù hợp để áp ứng nhu cầu sản xuất hoặc phát điện.
Lò hơi tầng sôi đốt sinh khối: Đây là loại lò hơi công nghiệp sử dụng buồng đốt kiểu tầng sôi (được tạo thành từ hàng triệu hạt cát, xỉ hoặc một số loại vật liệu đặc biệt) để đốt cháy nhiên liệu. Lò này có thể đốt được các loại nhiên liệu sinh khối, than indo, vv.
Lò hơi ghi xích: Là thiết bị sử dụng nhiệt từ nhiên liệu được đốt (than cám, củi, trấu, biomass, vv) với hệ thống buồng đốt có ghi xích chuyển động vô tận cùng với lớp nhiên liệu cháy trên mặt ghi.
Lò hơi ghi tĩnh: Là lò hơi công nghiệp trong đó buồng đốt sử dụng ghi cố định, đưa nhiên liệu vào buồng đốt bằng phương pháp thủ công. Buồng đốt ghi tĩnh có thể làm việc với nhiều loại nhiên liệu khác nhau, đặc biệt nhiên liệu kích cỡ lớn. Là loại lò hơi phổ biến nhất vì nó đơn giản, phát triển lâu đời, phù hợp với các nhà máy sản xuất cần công suất hơi vừa và nhỏ.
Hệ thống lò hơi công nghiệp
Các loại nhiên liệu sử dụng cho hệ thống lò hơi công nghiệp
Có 3 loại nhiên liệu phổ biến nhất được sử dụng trong lò hơi là than đá, dầu và khí đốt. Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của công nghệ đốt, lò hơi công nghiệp còn sử dụng các loại nhiên liệu biomass. Việc lựa chọn nhiên liệu đốt rất quan trọng trong hoạt động của hệ thống lò hơi công nghiệp cũng như chi phí sản xuất.
Than đá: Than đá là thuật ngữ chung dành cho loại nhiên liệu rắn hoá thạch có hàm lượng carbon cao. Có một số loại than trong loại này, mỗi loại sẽ tương ứng đến các giai đoạn hình thành than và lượng carbon có trong sản phẩm đó như: than bùn, than nâu (than non), than bitum, than bán bitum, than antraxit.
Các loại than bitum và than antraxit có xu hướng được sử dụng làm nhiên liệu cho hệ thống lò hơi công nghiệp vì loại này có nhiệt trị cao, khả năng cháy tốt.
Dầu: Dầu dùng cho nhiên liệu nồi hơi được tạo ra từ cặn dầu thô sau khi được chưng cất để tạo ra các loại dầu nhẹ hơn như xăng, paraffin, dầu hỏa, dầu diesel hoặc dầu ga. Có nhiều loại khác nhau, mỗi loại phù hợp với các loại lò hơi khác nhau như: Dầu diesel hoặc dầu khí, Dầu nhiên liệu nhẹ, Dầu nhiên liệu trung bình, Dầu nhiên liệu nặng.
Khí gas: Gas là một dạng nhiên liệu lò hơi dễ cháy, lượng không khí dư rất ít. Khí nhiên liệu có sẵn ở hai dạng khác nhau:
- Khí tự nhiên - Đây là khí được sản xuất (tự nhiên) dưới lòng đất. Nó được sử dụng ở trạng thái tự nhiên, (ngoại trừ việc loại bỏ các tạp chất), và chứa một tỷ lệ khí mê-tan cao.
- Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) - Đây là những loại khí được sản xuất từ quá trình tinh chế dầu mỏ và sau đó được lưu trữ dưới áp suất ở trạng thái lỏng cho đến khi sử dụng. Các dạng phổ biến nhất của LPG là propan và butan.
Nhiên liệu biomass: Đây là loại nhiên liệu sinh khối có nguồn gốc từ các loại thực vật có thể tái sinh được như củi băm, viên gỗ nén, trấu rời, vv. Các loại nhiên liệu sinh khối này có ưu điểm là chi phí thấp, thân thiện với môi trường và se là nguồn nhiên liệu thay thế tương lai cho các loại nhiên liệu hoá thạch.
Hệ thống lò hơi công nghiệp
Yếu tố an toàn và quản lý rủi ro trong lò hơi công nghiệp
An toàn và quản lý rủi ro trong hệ thống lò hơi công nghiệp là yếu tố quan trọng đảm bảo hoạt động ổn định, bền vững và an toàn cho cả nhân viên và thiết bị trong quá trình sản xuất. Vì quá trình đốt cháy và sản xuất hơi nước xáy ra ở điều kiện nhiệt độ và áp suất rất cao nên việc áp dụng biện pháp an toàn và quản lý rủi ro là điều kiện bắt buộc.
Đảm bảo sự an toàn trong quá trình vận hành: Các nhà máy và xí nghiệp cần tuân thủ các quy định an toàn và hệ thống kiểm tra định kỳ để đảm bảo lò hơi hoạt động an toàn. Việc kiểm tra, bảo dưỡng và vận hành đúng cách sẽ giảm nguy cơ tai nạn và sự cố.
Quản lý áp suất và nhiệt độ: Quá trình tạo ra hơi nước trong lò hơi công nghiệp cần được giám sát chặt chẽ để đảm bảo áp suất và nhiệt độ không vượt quá giới hạn an toàn. Nếu áp suất và nhiệt độ quá mức cho phép, lò hơi có thể gặp nguy hiểm vượt mức và gây hậu quả nghiêm trọng.
Đào tạo nhân viên: Các nhân viên làm việc trong môi trường gần lò hơi cần được đào tạo về quy trình an toàn và biện pháp phòng ngừa sự cố.
Thiết kế và sản phẩm chất lượng: Lựa chọn thiết kế và sử dụng vật liệu chất lượng cao cho hệ thống lò hơi sẽ giảm thiểu nguy cơ lỗi kỹ thuật và hỏng hóc, đồng thời tăng cường độ bền và tuổi thọ của lò hơi.
Hệ thống bảo vệ và an toàn: Hệ thống lò hơi nên trang bị các thiết bị bảo vệ và an toàn như van an toàn, bảo vệ quá áp, bảo vệ quá nhiệt và hệ thống tự động tắt lò hơi khi có sự cố xảy ra.
Phòng ngừa giám sát sự cố: Các kế hoạch phòng ngừa sự cố nên được thực hiện và đánh giá định kỳ để phát hiện và giải quyết sự cố sớm trước khi chúng gây ra hậu quả lớn.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về hệ thống lò hơi công nghiệp mà Lò hơi Bách Khoa chúng tôi cung cấp tới bạn. Kiến thức về lò hơi công nghiệp thì rất nhiều mà chúng tôi không thể gói gọn hết trong một bài viết, nên những thông tin khác mời quý vị tham khảo ở các bài biết khác trên website của chúng tôi https://hex-boilers.com/.
- Lò hơi đốt củi: Sự lựa chọn thân thiện với môi trường cho doanh nghiệp
- Lò hơi đốt củi: Cách vận hành an toàn và hiệu quả
- Lò hơi đốt củi: Lựa chọn lý tưởng cho ngành sản xuất thép
- Lò hơi đốt củi: Cách tối ưu hóa hiệu suất và giảm thiểu ô nhiễm
- Lò hơi đốt củi: Cách giảm thiểu tác động môi trường
- Lò hơi đốt củi: Giải pháp tiết kiệm chi phí vận hành cho nhà máy
- Lò hơi đốt củi: Sự lựa chọn tiết kiệm nhiên liệu cho các nhà máy xi măng
- Lò hơi đốt củi: Lợi ích cho doanh nghiệp trong việc giảm khí thải
- Cách chọn nhiên liệu củi phù hợp cho lò hơi đốt củi
- Lò hơi đốt củi: Giải pháp tiết kiệm năng lượng cho nhà máy giấy
- Cách bảo trì và bảo dưỡng lò hơi đốt củi để đạt hiệu quả cao nhất
- Dịch vụ cung ứng hơi nước bão hòa - Lò Hơi Bách Khoa