Học vận hành lò hơi

Lò hơi là thiết bị tạo ra hơi nhiệt. Nó hoạt động trong môi trường khắc nghiệt về nhiệt độ và áp suất. Vì vậy việc học vận hành lò hơi là rất cần thiết với nhân viên điều khiển lò. Xin mời bạn đọc tìm hiểu bài viết để nắm được tầm quan trọng của việc học vận hành nồi hơi!

Một mô hình <a href='https://hex-boilers.com/'>lò hơi</a> cần học vận hành

Giới thiệu về lò hơi

Lò hơi là thiết bị tạo hơi nhiệt được ứng dụng phổ biến trong các nhà máy sản xuất công nghiệp.

Quá trình chuyển nhiệt năng từ nhiên liệu đốt sang năng lượng dạng hơi nước có áp suất lớn và nhiệt độ cao. Đã tạo ra lượng hơi nhiệt rất lớn hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu sản xuất đang tăng cao.

Nhiên liệu sử dụng cho lò hơi rất đa dạng, từ dạng rắn như than đá, củi cây, sinh khối, đến nhiên liệu lỏng và khí như dầu và khí gas. Ngoài ra nồi hơi đốt điện cũng đem lại hiệu quả cao trong sản xuất hơi nhiệt.

Với môi trường hoạt động khắc nghiệt, thời gian vận hành liên tục, luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Cho nên khi sử dụng, nhân viên cần phải được học vận hành lò hơi để có sự hiểu biết thấu đáo, đem lại hiệu quả và an toàn khi điều khiển lò hoạt động. 

Giới thiệu về lò hơi cần vận hành

 Vì sao phải học vận hành lò hơi

Quy định của pháp luật về vận hành lò hơi:

Ngoài việc đảm bảo an toàn cho người vận hành còn phải theo mục 8.1, QCVN: 01 - 2008/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động Nồi hơi và Bình chịu áp lực quy định:

Việc đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ được thực hiện dưới các hình thức:

+ Đào tạo qua các trường chuyên ngành, cơ sở dạy nghề, trung tâm huấn luyện, cơ quan kiểm định, cơ sở chế tạo;

+ Đào tạo, huấn luyện tại cơ sở; mở lớp tập trung hoặc trong quá trình tiếp nhận, lắp đặt, vận hành thử nghiệm nồi hơi, bình chịu áp lực”

Người vận hành nồi hơi phải được đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ và có chứng chỉ mới được phép vận hành.

Xử phạt khi không học mà vận hành lò hơi: Tại Khoản 3, Điều 23, Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi cho vận hành lò hơi mà không qua đào tạo.

Nội dung học vận hành lò hơi

Những nội dung cơ bản cần phải học để vận hành lò hơi đó là:

+ Những kiến thức tổng quan về lò hơi.

+  An toàn lao động.

+ Bảo trì, bảo dưỡng lò hơi.

+ Kỹ thuật vận hành lò hơi.

Vì sao nhân viên phải học vận hành lò hơi

Làm sao để vận hành lò hơi hiệu quả

Nhân viên vận hành lò hơi cần phải thực hiện ghi chép những thông tin về lò hơi vào nhật ký.

Nhật ký vận hành có tầm quan trọng vô cùng lớn:

+ Tác dụng chính của nhật ký vận hành lò hơi, nồi hơi là để nhân viên ghi lại các thông số khi lò làm việc. Đây là một công việc bắt buộc đối với mỗi nhân viên vận hành lò hơi.

+ Thường xuyên theo dõi và ghi chép nhật ký vận hành là một cách để sử dụng lò hơi an toàn, hiệu quả, lâu dài. Không những vậy việc này còn không mất nhiều thời gian mà lợi ích mà nó mang lại thì vô cùng lớn.

+ Việc ghi chú nhật ký vận hành không những giúp nhân viên vận hành lò hơi mà còn giúp những nhân viên khác và người quản lý theo dõi được sát sao tình hình của lò.

+ Nhờ vào nhật ký vận hành mà nhân viên ở ca làm sau có thể biết được ở ca làm trước lò hơi có gặp phải vấn đề gì không, và tiếp tục đảm nhận công việc vận hành hệ thống lò thật tốt.

+ Mọi người cũng có thể kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường của lò hơi thông qua nhật ký vận hành, từ đó có những hành động xử lý sự cố thật nhanh chóng và hiệu quả.

+ Thông qua nhật ký vận hành lò hơi, việc sửa chữa và bảo trì lò hơi cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều. Vì trong nhật ký đã có hết số liệu, nhân viên bảo trì chỉ cần xem qua là đã có thể phán đoán nhanh được tình trạng của lò.

Phải làm sao để học vận hành lò hơi hiệu quả

Học vận hành lò hơi như thế nào cho đúng?

Dưới đây là nội dung chi tiết những thao tác khi vận hành lò hơi mà người học cần phải biết để thực hiện.

1. Thao tác khi khởi động lò hơi

- Bật nguồn điện cho tủ cấp điện chính.

- Cấp nhiên liệu đốt vào khoang đốt của lò hơi. Việc này có thể thực hiện bằng tay hay dây chuyền tự động.

- Mở van khoá nước hai chiều để cấp nước vào lò đến mức thấp nhất.

- Xả, hút hết nước đọng.

- Kiểm tra – đóng van cấp hơi chính.

- Mở van xả khí của lò hơi.

- Khởi động quạt hút khói để thổi hết khí đọng trong khoang đốt lò hơi ra.

- Khởi động bơm cấp nước.

- Mở van hệ thống ống tái tuần hoàn để làm mát bộ hâm nước.

- Nhóm lửa lò đốt.

- Khởi động quạt cấp khí.

- Tính toán để cấp nhiên liệu đốt phù hợp, không bị đứt quãng hay dư thừa

- Khi áp suất hơi trong lò đạt 1 – 1,5 atmosphe chuyển sang giai đoạn vận hành ổn định.

2. Thao tác duy trì vận hành ổn định của lò hơi

Sau khi khởi động lò hơi và các chỉ số hơi nóng đã ổn định, chúng ta tiến hành các bước sau để tiến hành quy trình vận hành ổn định:

- Đóng van xả khí.

- Thông rửa ống thủy thường xuyên: Đóng van cấp nước lại và mở van đường hơi chính và van xả ống thủy để thông đường hơi. Sau đó đóng van đường hơi, mở van đường nước. Sau khi đã thông rửa cả 2 đường thì khóa van xả lại.

- Mỗi ca làm việc phải xả đáy 1 lần.

- Đóng van tái tuần hoàn tại bộ phận hâm nước.

- Mở 1 phần nhỏ van cấp hơi để sấy mạng đường ống cấp nhiệt trước khi mở cấp hơi hoàn toàn.

- Khi đã vận hành ổn định phải thường xuyên theo dõi các thiết bị đo lường: Đồng hồ áp suất, đồng hồ nhiệt độ, đồng hồ đo lưu lượng hơi và có điều chỉnh phù hợp sao cho: duy trì các thông số hơi cấp ổn định theo đúng yêu cầu.

- Theo dõi mức nước trong ống thủy và hoạt động của bộ phận cấp nước.

- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi nước trong bể chứa cấp lò hơi. Khi cần thiết phải bổ sung.

3. Thao tác tiến hành ngừng hoạt động lò hơi

Dưới đây là thao tác ngừng hoạt động lò hơi trong điều kiện bình thường, không có sự cố của lò hơi xảy ra.

- Giảm lượng nhiên liệu đốt và khí cấp một cách từ từ.

- Giảm lưu lượng nước cấp vào.

- Giảm hết tải.

- Đóng van cấp hơi chính.

- Mở van xả khí khoảng 20 – 25 phút sau đó đóng lại.

- Khi đốt hết nhiên liệu, lửa trong lò đã tắt thì thực hiện ngừng quạt cấp khí và quạt hút khói, sau đó đóng kín cửa lò lại.

- Sau khi ngưng lò, đợi khoảng 24h để nước hạ nhiệt xuống dưới 700 độ C thì tiến hành xả nước trong lò.

4. Thao tác ngừng lò trong trường hợp khẩn cấp

Khi phát hiện các sự cố, quy trình ngừng lò khẩn cấp phải được thực hiện ngay để đảm bảo an toàn của lò hơi và con người:

- Bấm chuông báo động.

- Ngừng cấp nhiên liệu và tắt quạt gió.

- Đóng van cấp hơi chính.

Như vậy, việc học vận hành lò hơi là yếu tố quan trọng, nó là điều kiện để bạn được làm việc. Và quan trọng hơn nữa là đem lại sự an toàn cho chính bản thân bạn và xã hội.

Phải học vận hành lò hơi như thế nào cho đúng

Khách hàng có nhu cầu học và tìm hiểu kiến thức về lò hơi, nồi hơi, thiết bị hơi nhiệt hãy liên hệ với Lò Hơi Bách Khoa theo địa chỉ:

HeX Boiler - CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG NHIỆT BÁCH KHOA.

Địa chỉ: Số 268B, Quốc Lộ 2, Khu 2, Xã Phù Lỗ, Huyện Sóc Sơn, Tp Hà Nội.

Hotline: 0917 754 059

Email: info@hexboiler.com

0917754059