Kỹ thuật sấy nông sản- Các kỹ thuật sấy nông sản và những tính chất nông sản ảnh hưởng đến quá trình sấy.

Kỹ thuật sấy nông sản đóng vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho việc bảo quản và chế biến nông sản. Với mục tiêu loại bỏ độ ẩm từ các loại nông sản như cây trồng, hạt, trái cây, rau củ và thực phẩm động vật, quá trình sấy đảm bảo tính ổn định, an toàn và chất lượng của sản phẩm sau khi được sử dụng hoặc xuất khẩu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về từng phương pháp sấy, điều kiện áp dụng và lợi ích mà chúng mang lại cho ngành nông nghiệp và tiêu dùng.

Kỹ thuật sấy nông sản là gì?

Kỹ thuật sấy nông sản là quá trình loại bỏ độ ẩm từ các loại nông sản như cây trồng, hạt, trái cây, rau củ, hoa quả, thực phẩm động vật, và nhiều loại sản phẩm nông nghiệp khác. Quá trình sấy giúp tăng cường bảo quản, gia tăng tuổi thọ và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc và vi sinh vật khác gây hỏng hóc nông sản.

Kỹ thuật sấy nông sản có mục đích chính là giảm độ ẩm của sản phẩm đến mức đủ thấp để ngăn chặn quá trình suy giảm chất lượng do sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, đồng thời giữ lại đủ độ ẩm để giữ nguyên chất lượng, vị trí, mùi vị, và giá trị dinh dưỡng của nông sản.

Kỹ thuật sấy nông sản

Kỹ thuật sấy nông sản

Các thông số của nông sản ảnh hưởng đến quá trình sấy

Có một số thông số chủ yếu của nông sản ảnh hưởng đến quá trình sấy. Những thông số này cần được đánh giá và điều chỉnh để đảm bảo hiệu quả và chất lượng của quá trình sấy. Dưới đây là một số thông số quan trọng:

Độ ẩm ban đầu: Độ ẩm ban đầu của nông sản là lượng nước có trong sản phẩm trước khi sấy. Đây là một thông số quan trọng vì quá trình sấy sẽ giảm độ ẩm từ mức này xuống mức độ ẩm cần thiết. Độ ẩm ban đầu càng cao, thời gian và năng lượng cần thiết để sấy càng lớn.

Thành phần hóa học và cấu trúc: Thành phần hóa học của nông sản cũng ảnh hưởng đến quá trình sấy. Các thành phần như đường, chất béo, protein và acid amin có thể ảnh hưởng đến tốc độ sấy và quá trình biến đổi cấu trúc của nông sản.

Kích thước và hình dạng: Kích thước và hình dạng của nông sản ảnh hưởng đến diện tích bề mặt tiếp xúc với không khí và nhiệt độ. Những nông sản có kích thước lớn hơn hoặc hình dạng phức tạp có thể cần thời gian sấy lâu hơn và cần điều chỉnh các thông số sấy phù hợp.

Độ dày của lớp nông sản: Độ dày của lớp nông sản trong quá trình sấy cũng quan trọng. Lớp nông sản quá dày có thể làm giảm hiệu suất sấy do khó tiếp xúc với không khí và nhiệt độ.

Điều kiện môi trường: Điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm và lưu thông không khí cũng ảnh hưởng đến quá trình sấy. Nhiệt độ thích hợp và lưu thông không khí đảm bảo hiệu quả cao và ngăn ngừa sự hỏng hóc của nông sản.

Mục đích sấy: Mục đích sấy cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình sấy. Mục đích có thể là bảo quản nông sản, làm khô để chế biến hoặc tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng.

Kỹ thuật sấy nông sản

Kỹ thuật sấy nông sản

Các phương pháp và kỹ thuật sấy nông sản

Phương pháp sấy nông sản có thể được phân loại thành nhiều loại dựa trên nguyên lý hoạt động và cách thức thực hiện. Dưới đây là một số phân loại phổ biến của phương pháp sấy nông sản:

Sấy tự nhiên:

Phương pháp sấy tự nhiên sử dụng ánh nắng mặt trời và không khí tự nhiên để làm bay hơi nước từ nông sản. Sản phẩm thường được đặt trên bề mặt phẳng hoặc khay sấy nơi ánh nắng mặt trời và không khí có thể tiếp xúc trực tiếp với nông sản.

Phương pháp này đơn giản và thường được sử dụng trong các vùng nhiệt đới và khí hậu nắng nóng.

Sấy nhân tạo tuần hoàn khí nóng:

Sấy nhiệt là phương pháp sử dụng nhiệt độ cao để làm bay hơi nước từ nông sản. Nông sản được đặt trong lò sấy hoặc thiết bị sấy nhiệt đặc biệt để tiếp xúc với không khí nóng hoặc bề mặt nhiệt độ cao. Không khí nóng sẽ chuyển động tuần hoàn trong buồng sấy.

Phương pháp này nhanh chóng và hiệu quả trong việc loại bỏ độ ẩm, thích hợp với nông sản có độ ẩm cao và thời gian sấy ngắn.

Kỹ thuật sấy bơm nhiệt:

Kỹ thuật này hoạt động dựa trên nguyên lý nhiệt động lực học, vận chuyển một nhiệt lượng từ môi trường này sang môi trường khác. Sấy bơm nhiệt được vận hành với hệ thống bơm nhiệt kết hợp bộ cấp nhiệt phụ, tận dụng nguồn nhiệt bơm từ nhiệt tạo ra làm nóng khí sấy.

Sấy lạnh:

Quá trình sấy này diễn ra ở nhiệt độ thấp hơn so với sấy nhiệt, giúp giữ lại các thành phần dinh dưỡng và chất dinh dưỡng của nông sản. Phương pháp này thích hợp cho các loại nông sản nhạy cảm với nhiệt độ cao.

Sấy chân không:

Sấy chân không sử dụng nguyên lý giảm áp suất trong quá trình sấy để hạ nhiệt độ sấy và làm bay hơi nước từ nông sản. Việc giảm áp suất giúp giảm nhiệt độ sấy, giảm thời gian sấy và ngăn ngừa sự hỏng hóc của nông sản.

Phương pháp này thích hợp cho các sản phẩm có cấu trúc phức tạp hoặc dễ hỏng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Sấy thăng hoa:

Sấy thăng hoa là quá trình tách ẩm từ nông sản bằng sự thăng hoa của hơi nước. Ở điều kiện bình thường, độ ẩm trong nông sản ở dạng lỏng nên để thăng hoa được được chúng cần chuyển sang dạng rắn bằng phương pháp lạnh đông.

Kỹ thuật sấy nông sản bằng hơi nước: sử dụng hơi nước bão hoà để làm khô sản phẩm.

Kỹ thuật sấy nông sản

Thiết bị sấy nông sản

Thiết bị sấy nông sản tiên tiến

Thiết bị sấy đối lưu:

Với các máy sấy nóng đối lưu hiện đại, bộ phận gia nhiệt và quạt gió công suất lớn đều được lắp ở phía sau buồng sấy vừa tiết kiệm không gian, tạo sự cân bằng. Nhờ vậy, nhiệt nóng sẽ dễ dàng được thổi tới các khay. Nhiệt phân bố đều hơn. Số lượng quạt gió và thanh nhiệt khô sẽ phụ thuộc vào độ lớn của máy sấy. Một số dòng máy sấy nóng đối lưu hiện đại còn được trang bị thêm cảm biến nhiệt.

Máy sấy lạnh:

Cấu tạo của máy sấy lạnh thường gồm có một máy bơm nhiệt được đặt trong tủ sấy hoặc hầm sấy tùy vào quy mô của thiết bị. Trong đó, máy bơm nhiệt thường có một đầu nóng và một đầu lạnh. Quá trình sấy được diễn ra liên tục và khép kín.

Thiết bị sấy thăng hoa:

Các máy sấy thăng hoa gồm một buồng chân không có chứa các khay đựng sản phẩm và thiết bị đun nóng để cấp ẩn nhiệt thăng hoa. Các ống xoắn ruột gà lạnh hoặc các bản dẹt lạnh được sử dụng để ngưng tụ hơi nước trực tiếp thành băng. Chúng được gắn với thiết bị tự động làm tan băng để giữ cho bề mặt của các dây xoắn ruột gà được trống tối đa cho việc ngưng tụ hơi nước.

Kỹ thuật sấy nông sản

Lò sấy nông sản bằng hơi nước

Lò sấy nông sản bằng hơi nước:

Có 3 bộ phận chính của hệ thống lò sấy bằng hơi nước đó chính là bộ phận phát nhiệt còn gọi là lò hơi, bộ phận truyền nhiệt và bộ phận phân tán nhiệt hay còn gọi là quạt tản nhiệt. Dùng nhiệt đốt nóng nước để cho nhiệt lan tỏa toàn bộ lượng nước trong buồng chứa nước rồi làm cho nước bốc hơi sau đó nhiệt độ của hơi nước bốc hơi ở dạng nhất định đạt nhiệt độ sấy và dùng chính hơi nước đó để sấy sản phẩm.

Với những thông tin mà Lò hơi Bách Khoa cung cấp ở trên, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về những kỹ thuật sấy nông sản để có lựa chọn kỹ thuật sấy phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu muốn tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hơn về kỹ thuật sấy hay thiết bị sấy nông sản, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

0917754059