Quy trình sản xuất bột cá- từ nguồn nguyên liệu đến sản phẩm chất lượng

Bột cá là một nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm và chế biến thức ăn gia súc. Với sự tăng trưởng của ngành công nghiệp này, quy trình sản xuất bột cá đã trở thành một phần quan trọng để đảm bảo chất lượng và cung cấp sản phẩm an toàn và dinh dưỡng. Bài viết này sẽ trình bày về quy trình sản xuất bột cá chuẩn, giúp bạn hiểu rõ về các bước cần thiết từ khi chuẩn bị nguyên liệu đến khi đóng gói và quản lý sản phẩm hoàn chỉnh.

Bột cá là gì?

Bột cá là một loại thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi. Được sản xuất từ nguyên liệu chính là các loại cá tạp, những loại cá có chi phí thấp. Như cá nguyên con, thịt cá, đầu và xương cá hay các phụ phẩm khác.

Bột cá là sản phẩn giàu chất đạm. Chứa đủ các axit amin không thay thế và có tỉ lệ axit amin cân đối. Bột cá có hệ số tiêu hóa cao do chứa nhiều đạm dễ hòa tan và hấp thụ, góp phần giúp vật nuôi tăng trưởng tốt.

Bột cá

Ứng dụng của bột cá

Bột cá được làm khô và diệt khuẩn được dùng trong chăn nuôi, bột cá có đầy đủ và cân bằng các thành phần dinh dưỡng, protein mà các thức ăn khác có, được sử dụng như một nguồn protein chính trong thức ăn chăn nuôi – phổ biến nhất là gà, lợn, tôm và cá.

Bột cá được sử dụng cho con người đã và đang được sử dụng với một khối lượng nhỏ như phụ gia protein (Euro) hay phụ gia thực phẩm (Asia). Tuy hàm lượng protein bổ dưỡng trong bột cá rất cao, nhưng bột cá có mùi cá rất nặng và thường lẫn cát nên ít được sử dụng làm thức ăn cho người.

Công nghệ sản xuất bột cá

Quy trình sản xuất bột cá hiện nay dựa trên 2 công nghệ chính là: công nghệ sản xuất không ép tách dầu và nước; công nghệ sản xuất có tách dầu và ép nước.

Công nghệ sản xuất không tách dầu và ép nước:

Công nghệ này được sử dụng ở một số nước như Thái Lan, Malaysia, vv.

Ưu điểm của công nghệ này là thiết bị, công nghệ sử dụng đơn giản, chi phí đầu tư thấp. Còn nhược điểm là chỉ sử dụng được cho hạn chế một số loại cá nguyên còn hàm lượng dầu thấp.

Thiết bị chính của dây chuyền sản xuất theo công nghệ này là máy sấy dạng đĩa, dùng tác nhân dầu ở nhiệt độ 200- 250 độ C.

Tuy nhiên, công nghệ này càng ít được sử dụng vì những hạn chế mà nó mang lại.

Công nghệ sản xuất tách dầu và ép nước:

Công nghệ này sẽ tách được lượng lớn dầu và nước trong cá nên quá trình làm khô diễn ra nhanh, nhiệt độ sấy không quá cao (sử dụng lò hơi). Chất lượng sản phẩm bột cá cao, có màu sáng đẹp và thời gian bảo quản lâu gấp 3- 4 lần bột cá không tách dầu.

Công nghệ này được sử dụng ở các nước có nền sản xuất bột cá hiện đại như Nauy, Đài Loan, Nhật Bản, Chile, vv. Khi sử dụng công nghệ này, ngoài sản phẩm bột cá, học còn thu được một số sản phẩm khác từ dầu cá.

Thiết bị chính của công nghệ này là sấy bằng lò hơi công nghiệp, có thể sản xuất được công suất lên đến khoảng 300 tấn cá/ngày.

Lò hơi sản xuất bột cá

Quy trình sản xuất bột cá

Nhiệm vụ chính của dây chuyền bột cá là lấy nước khỏi nguyên liệu thô, đồng thời tách càng nhiều dầu cá ra khỏi nguyên liệu càng tốt (đối với dây chuyền bột cá nhiều dầu). Dây chuyền bột cá không loại bỏ hay thêm protein, nhưng dây chuyền bột cá hoạt động hiệu quả có thể thu hồi và giữ chất lượng protein cũng như các chất dinh dưỡng khác.

Để đảm bảo bột cá sản xuất ra được chất lượng, cá nguyên liệu được dự trữ trong thời gian càng ngắn càng tốt. Quy trình sản xuất bột cá sẽ trải qua các giai đoạn sau:

Hấp cá:

Cá tươi có tính chất như một dạng thạch trong đó nước và đầu được chứa trong cá tế bào của cá. Quá trình hấp cá phá vỡ các tế bào này và rất quan trọng cho việc ép tách nước, thịt cá tách ra khỏi xương và phân ly ra các thành phần như nước, dầu, chất rắn, nước đạm.

Quá trình hấp cá tối ưu ở khoảng nhiệt độ 90 – 95 ˚C trong khoảng thời gian 10-20 phút tùy loại cá. Cả 2 thông số nhiệt độ và thời gian hấp đều điều chỉnh được trên máy hấp.

Ép cá:

Quá trình này ép nước dịch cá và dầu cá ra khỏi phần mô và xương, độ ẩm lý tưởng của bột cá sau quá trình này vào khoảng 50 - 55 %.

Tốc độ ép có thể thay đổi trên máy ép, trong một số trường hợp chất lượng bột ép ra không đủ tiêu chuẩn, có thể thay đổi tốc độ ép hoặc thay đổi nhiệt độ máy hấp.

Sấy cá:

Máy sấy đĩa làm nóng gián tiếp có tác dụng lấy nước ra khỏi bột cá, làm bốc hơi nước ép cá.

Đĩa sấy với các cánh gạt có tác dụng đảo bột cá và các cánh dao có tác dụng tự làm sạch đĩa sấy, cũng như đảm bảo bột cá không kẹt vào đĩa. Máy sấy làm việc hiệu quả tốt nhất tại áp suất hơi 6 Kg/cm2 , tuy nhiên tùy thuộc vào sản lượng của dây chuyền mà có sự điều chỉnh thích hợp cho 02 máy sấy, thông số thông thường khoảng 6 – 8 Kg/cm2 cho máy sấy thứ nhất, 2 – 4 Kg/cm2 cho máy sấy thứ 02.

Mục đích chính của quy trình sấy là làm khô bột cá, vì vậy nhiệm vụ của người vận hành phải kiểm tra thường xuyên độ ẩm của cá tại cửa ra 6-10%, tốt nhất là 8%. Lưu ý hướng cấp liệu đúng vào máy sấy.

Các chất chống oxi hóa như Etoxyquin hay Santoquin nên được thêm vào ngay khi bột cá vừa qua bước sấy – khi vẫn còn nhiệt độ cao.

Dây chuyền sản xuất bột cá

Làm nguội:

Đây là qui trình rất quan trọng đối với bột cá vừa được sấy, giúp bột cá chống lại quá trình oxi hóa và cháy vì không thoát được nhiệt ra bên ngoài, ngoài ra còn giúp cho bột cá giòn hơn, tơi hơn khi nghiền.

Sau khi nghiền, bột cá qua ma sát lại trở lên nóng hơn, nên rất cần thiết phải có thêm một bước làm nguội nữa trước khi đóng gói.

Nghiền bột cá:

Bột cá cần được nghiền kỹ bằng máy nghiền – có thể điều chỉnh được cỡ hạt nghiền.

Các thành phần trong bột cá được nghiền bằng các bứa nghiền khi rotor quay. Khi đạt đủ kích cỡ, các hạt sẽ lọt xuống lưới lọc. Có rất nhiều loại lưới lọc và rất dễ được thay thế, lưới càng mỏng, lỗ càng to thì cáng ít bị nghẹt. Thông thường lưới được sử dụng dày 1.5mm và đục lỗ đường kính 3mm.

Dao nghiền được chế tạo với dung sai thấp (giảm sự rung do chênh lệch trọng lượng khi máy hoạt động) bằng thép cứng chống mài mòn và được thiết kế để có thể sửa dụng được trong 4 lần xoay dao.

Nam châm gắn trong máy nghiền có tác dụng lấy đi các dị vật bằng sắt và dễ dàng lấy ra, tuy nhiên không lấy được các vật bằng kinh loại không có từ tính như INOX, nhôm, vv.

Xử lý ngưng tụ hơi gián tiếp và khử mùi trực tiếp:

Hơi nước thoát ra từ các công đoạn trong dây chuyền được xử lý thông qua bộ ngưng tụ gián tiếp (làm lạnh bằng nước) để ngưng tụ lại tránh thoát ra môi trường. Hơi sau ngưng tụ đi qua bộ bộ khử mùi trược tiếp bằng nước hay dung dịch hóa học (Sodium hypochlorite – nước Javen). Nước song, nước biển, các chất tẩy rửa cũng có thể được sử dụng trong quy trình này, tuy nhiên nếu khí thải vẫn còn mùi gây ô nhiểm, có thể xử lí bằng phương án triệt để.

Đóng gói:

Bột cá sau khi được nghiền và thêm chất chống oxy hoá sẽ được chuyển vào máy sàng để phân loại và đóng gói, bảo quản và phân phối đến nơi sử dụng.

 

Công ty TNHH Năng lượng nhiệt Bách Khoa chuyên cung cấp thiết bị lò hơi, dây chuyền sản xuất bột cá chất lượng khắp cả nước. Hãy liên hệ với chúng tôi để có được dây chuyền hiện đại, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp mình.

0917754059