Quy trình vận hành nồi hơi đốt dầu và những vấn đề thường gặp khi vận hành nồi hơi đốt dầu.

Việc hiểu và thực hiện đúng quy trình vận hành nồi hơi đốt dầu là vô cùng quan trọng để đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững trong môi trường sản xuất và công nghiệp. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn quy trình vận hành nồi hơi đốt dầu cũng như những vấn đề xảy ra khi không tuân thủ quy trình vận hành. Ngoài ra, HeXBoiler sẽ cung cấp thêm một số thông tin về sự cố lò thường gặp và cách xử lý.

Khám phá quy trình vận hành nồi hơi đốt dầu

Tuy nồi hơi đốt dầu được vận hành hoàn toàn tự động nhưng khi vận hành, người giám sát vẫn phải thực hiện theo đúng quy trình vận hành nồi hơi đốt dầu tiêu chuẩn của nhà sản xuất đưa ra như sau:

Khởi động nồi hơi đốt dầu:

Khởi đầu quy trình vận hành là giai đoạn khởi động nồi hơi đốt dầu. Điều này bao gồm việc kiểm tra toàn bộ hệ thống, từ kiểm tra các loại van đến thiết bị đo lường, hệ thống nhiên liệu và nước cấp. Cần phải kiểm tra kỹ càng đảm bảo mọi thiết bị này đều nằm đúng vị trí tiêu chuẩn và đầy đủ cho quá trình hoạt động của lò không bị gián đoạn.

Bước đầu, bạn cần mở van xả khí để loại bỏ không khí từ hệ thống. Tiếp theo, bật bơm dầu và kích hoạt hệ thống đánh lửa để tạo ngọn lửa ban đầu. Khởi động đầu đốt bằng nút bấm vòi đốt trên tủ điều khiển, ở chế độ tự động khi áp suất đạt áp suất đặt trên rơle vòi sẽ tự động ngừng hoạt động.

Quá trình đốt cháy dầu nhiên liệu:

Dầu đốt sẽ được bơm vào buồng đốt, và hệ thống đánh lửa sẽ tạo ra ngọn lửa để cháy dầu. Cần cân bằng giữa lượng dầu và lượng không khí đảm bảo hiệu suất đốt cháy tối ưu. Điều này cần sự kiểm soát chặt chẽ để tránh hiện tượng đốt cháy không hoàn toàn hoặc đốt cháy quá nhiều không khí, gây lãng phí năng lượng.

Trong quá trình vận hành này, nước cấp lò hơi sẽ được cấp liên tục để đảm bảo nước trong nồi hơi luôn ở mức trung bình, tránh tình trạng cạn nước nồi hơi.

Song song trong quá trình vận hành nồi hơi đốt dầu thì việc xả bẩn vânc phải thực hiện định kỳ bằng van xả ở thân nồi. Tuỳ theo chất lượng nước cấp mà xác định số lần xả bẩn trong 1 ca cho hợp lý, nhưng ít nhất phải 2 lần/ca vận hành.

Giám sát và điều chỉnh:

Trong quá trình hoạt động, việc giám sát các thông số quan trọng như áp suất, nhiệt độ và khí thải là vô cùng quan trọng. Điều này giúp phát hiện sớm các biến đổi không mong muốn và ngăn chặn sự cố tiềm ẩn. Điều chỉnh van và bộ điều khiển là cần thiết để duy trì hiệu suất ổn định và giảm thiểu rủi ro.

Ngừng nồi hơi đốt dầu:

Khi không còn nhu cầu sử dụng nồi hơi, quy trình tắt nồi cũng đòi hỏi sự cẩn thận và theo đúng trình tự.

  • Ngưng bơm dầu và đóng van xả khí để đảm bảo an toàn trong quá trình dừng hoạt động.
  • Cấp nước vào nồi hơi lên mức cao nhất của ống thuỷ và để lò nguội từ từ. Việc tháo nước ra khỏi lò để vệ sinh chỉ thực hiện khi áp suất lò về 0 kg/cm2 và nhiệt độ lò ≤ 70oC. Việc tháo nước phải thực hiện từ từ sau khi mở van xả hoặc kênh an toàn.

Quy trình vận hành nồi hơi đốt dầu

Quy trình vận hành nồi hơi đốt dầu

Bảo dưỡng và quản lý hiệu suất nồi hơi đốt dầu

Việc bảo dưỡng định kỳ và quản lý hiệu suất trong quy trình vận hành nồi hơi đốt dầu đóng vai trò quan trọng để đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn. Dưới đây là những khía cạnh cần xem xét:

Bảo dưỡng định kỳ:

Kiểm tra thường xuyên: Thực hiện kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu của hỏng hóc, đảm bảo rằng tất cả các bộ phận đều hoạt động đúng cách.

Làm sạch: Loại bỏ cặn bã và chất cặn trong nồi hơi để tránh cản trở luồng không khí và nhiên liệu.

Bôi trơn: Thực hiện bôi trơn cho các bộ phận cần thiết để đảm bảo hoạt động mượt mà và giảm ma sát.

Quản lý hiệu suất:

Giám sát liên tục: Theo dõi các thông số quan trọng như áp suất, nhiệt độ và hiệu suất đốt cháy để phát hiện ngay các biến đổi không mong muốn.

Điều chỉnh đúng lúc: Thực hiện điều chỉnh và bảo trì ngay khi phát hiện sự không ổn định hoặc sai lệch trong hoạt động.

Ghi chép kỹ thuật: Ghi lại mọi thay đổi, bảo dưỡng và điều chỉnh trong sổ sách kỹ thuật để có cái nhìn tổng quan về tình trạng nồi hơi.

Quy trình vận hành nồi hơi đốt dầu

Quy trình vận hành nồi hơi đốt dầu

Hậu quả của việc vận hành nồi hơi đốt dầu không đúng quy trình

Việc không tuân thủ đúng quy trình vận hành nồi hơi đốt dầu có thể dẫn đến hàng loạt hậu quả nghiêm trọng. Sự thiếu sót trong quá trình khởi động, đốt cháy và điều chỉnh có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như:

Hiệu suất kém: Quá trình đốt cháy không hiệu quả dẫn đến sự lãng phí nhiên liệu và giảm hiệu suất toàn bộ hệ thống.

Tăng khí thải: Đốt cháy không hoàn toàn có thể tạo ra khí thải độc hại và gây ô nhiễm môi trường.

Rủi ro an toàn: Không tuân thủ quy trình đề xuất tăng nguy cơ sự cố và tai nạn, gây nguy hiểm cho nhân viên và thiết bị.

Hao tốn năng lượng: Đốt cháy không hiệu quả dẫn đến lãng phí năng lượng, tăng chi phí vận hành.

Hỏng hóc thiết bị: Quá trình điều chỉnh không đúng cách có thể gây tổn hại cho thiết bị và dây chuyền sản xuất.

Thiếu bảo dưỡng: Bỏ qua việc bảo dưỡng định kỳ có thể làm giảm tuổi thọ và hiệu suất của nồi hơi đốt dầu.

Vi phạm quy định: Không tuân thủ các quy định an toàn và môi trường có thể bị phạt và gặp các rủi ro pháp lý.

Quy trình vận hành nồi hơi đốt dầu

Quy trình vận hành nồi hơi đốt dầu

Các sự cố thường xảy ra khi vận hành nồi hơi đốt dầu và cách xử lý

Trong quá trình vận hành nồi hơi đốt dầu, có thể xảy ra một số sự cố khác nhau. Dưới đây là một số sự cố thường gặp và cách xử lý chúng:

Cạn nước quá mức:

Hiện tượng: Lúc vận hành lò hơi, bất thình lình công nhân vận hành nhìn thấy ống thủy sáng không còn nước; đồng thời khi nhìn vào buồng lửa, thấy lửa cháy mãnh liệt, buồng lửa nóng hơn bình thường.

Cách xử lý: Trước tiên xem ống thủy có chảy nước không, sau đó kiểm tra mực nước bằng cách gọi nước như sau:

  • Đóng chặt van thông hơi và van nước ra ống thủy.
  • Mở van xả ống thủy cho hơi và nước thoát ra hết ống thủy.
  • Từ từ mở van thông nước ra. Nếu thấy mức nước lấp ló ở mặt kính đáy ống thủy là còn khả năng cung cấp nước bổ sung vào lò. Thao tác cấp nước tiếp tục vào lò như sau:

Tắt ngay lửa lò hơi và chạy bơm cấp nước vào lò. Khi mở van cho nước vào lò phải mở từ từ, thận trọng nghe ngóng những tiếng động bên trong lò, chú ý theo dõi mức nước bên trong ống thủy.

Nếu không có hiện tượng gì bất thường xảy ra thì cấp nước đến mức thấp nhất của ống thủy sáng thì tắt bơm nước. Sau đó khoảng 5 phút tiếp tục chạy bơm cấp nước đến mức trung bình của ống thủy.

Nếu đã kiểm tra mức nước trong lò bằng cách gọi nước hai lần mà không thấy nước trong ống thủy thì nhanh chóng thao tác ngừng lò sự cố và báo cáo cho cán bộ kỹ thuật.

Áp kế bị hỏng:

Hiện tượng: mặt kính áp kế bị nứt hay vỡ tung, kim áp kế không trở về vị trí “0” khi xả hết áp suất lò, kim áp kế bị rung mạnh khi làm việc.

Cách xử lý:

  • Nếu mặt kính nứt hay vỡ nhưng áp kế vẫn hoạt động bình thường thì cần chuẩn bị một áp kế khác thay thế vào lần tiểu tu gần nhất.
  • Kim áp kế không trở về ‘0’ có thể do bị tắt nghẽn trong đường dẫn hoặc bộ phận bên trong áp kế bị hỏng. Cần ngưng lò sự cố để sửa chữa ngay.

Ống thuỷ sáng hỏng:

Hiện tượng: Nghe tiếng thủy tinh nứt, hơi và nước xì ra từ ống thủy hoặc nghiêm trọng hơn là nghe tiếng nổ.

Cách xử lý: Cần thực hiện biện pháp ngừng lò sự cố, thận trọng đóng ngay các van nước – hơi ra ống thủy. Mở van xả đáy ống thủy và thay thế ngay ống thủy mới.

Nứt vỡ các bộ phận chịu áp lực của lò hơi:

Hiện tượng: Khi nứt vỡ các bộ phận chịu áp lực của lò hơi như thân lò, mặt sàng, ống lò, ống lửa, vv, thường thấy có tiếng xì của hơi và nước trong lò. Nếu xì mạnh có thể thấy lửa – khói phun ra ở cửa buồng đốt, mức nước trong lò giảm rõ rệt.

Cách xử lý: Nếu cụm van cấp nước chỉ bị rò rỉ nhẹ thì có thể tạm thời vận hành lò nhưng phải có biện pháp bảo vệ bơm cấp nước khỏi bị quá nóng.

Van an toàn bị hỏng:

Hiện tượng: Nồi hơi đã đốt quá áp suất cho phép mà van an toàn vẫn không mở để xả hơi giảm áp suất trong lò hoặc sau khi nâng van an toàn lên để thử xả hơi, van không đóng lại được.

Cách xử lý: Kiểm tra lại đồng hồ và ngừng lò sự cố để thay van mới.

Trong trường hợp xảy ra sự cố, quan trọng nhất là ngừng vận hành nồi hơi và thực hiện các biện pháp kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng cần thiết. Nếu bạn không có kinh nghiệm hoặc kiến thức chuyên môn, nên tìm đến các chuyên gia hoặc kỹ thuật viên có kinh nghiệm để giúp xử lý sự cố một cách an toàn và hiệu quả.

Mọi thắc mắc về quy trình vận hành nồi hơi đốt dầu, cách xử lý sự cố lò hoặc các dịch vụ liên quan, vui lòng liên hệ với Lò hơi Bách Khoa để được tư vấn và xử lý kịp thời.

0917754059