Vận hành lò hơi đốt than ghi tĩnh
Vận hành lò hơi là công việc quan trọng cần phải thực hiện đúng cách, để đem lại sự an toàn và hiệu quả khi hoạt động. Dưới đây là 6 bước vận hành lò hơi xin mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết!
Vận hành lò hơi
Các bước vận hành gồm có:
+ Bước 1: Kiểm tra, chuẩn bị;
+ Bước 2: Sấy và kiềm lò (Áp dụng cho lò mới đưa vào hoạt động);
+ Bước 3: Nhóm lò;
+ Bước 4: Vận hành lò;
+ Bước 5: Ngừng lò;
+ Bước 6: Vệ sinh.
Sau đây, xin mời các bạn tìm hiểu chi tiết từng bước trong vận hành lò hơi.
Bước 1: Kiểm tra hệ thống lò hơi
Công việc kiểm tra, chuẩn bị là công đoạn đầu tiên, cần thực hiện nghiêm túc và cẩn thận để thực hiện các bước tiếp theo được an toàn.
Tiến hành kiểm tra tình trạng các bộ phận sau:
Các dụng cụ cần có cho quá trình cấp nhiên liệu, như xẻng, xà beng, cào phải đảm bảo đầy đủ, đúng kích thước chiều dài khoảng 1,5m.
Các loại van phải đảm bảo kín và đóng mở dễ dàng. Bơm tay hoặc bơm điện, bình cấp nước trung gian, bể chứa nước, hệ thống đường ống có xảy ra vấn đề gì hay không.
Các thiết bị đo lường, an toàn, áp kế tất cả đều phải hoạt động chính xác và tốt nhất.
Ống thuỷ sáng phải có vạch chỉ đỏ các mức nước rõ ràng: Mức nước thấp nhất, cao nhất, mức nước trung gian, mức nước thấp nhất cách mức nước trung bình ± 50 mm.
Van an toàn được chỉnh áp suất hoạt động theo quy phạm: Van làm việc: Chỉnh ở mức Plv+ 0,2KG/cm2. Van kiểm tra: Chỉnh ở mức Plv+ 0,3KG/cm2.
Kiểm tra các phần chịu áp lực xem có hư hỏng gì hay không.
Kiểm tra bồn nước cấp, nhiên liệu phải đảm bảo đầy đủ.
Bước 2: Sấy lò, kiềm lò
Đây là công đoạn áp dụng cho lò hơi mới đưa vào sử dụng. Mục đích là làm sạch dầu mỡ, rỉ sắt, sấy khô phần gạch, bê tông.
Sử dụng hoá chất Natrihydroxyt NaOH hoặc trinatri phốt phát Na3PO4 với số lượng tính toán để nồng độ kiềm của nước là:
+ Đối với NaOH là 3 đến 4%
+ Đối với Na3PO4 là 2 đến 3%
Được pha chế thành dung dịch có nồng độ 20%, tuyệt đối không đổ được trực tiếp hoá chất ở thể rắn vào kiềm lò.
– Việc sấy và kiềm lò hơi được thực hiện như sau:
+ Van xả le để ở chế độ mở, bơm dung dịch hoá chất vào nồi.
+ Quan sát ống thuỷ và bơm nước đến vạch cao nhất.
+ Các công việc tiếp theo thực hiện như việc chuẩn bị vận hành lò và khởi động đốt lò.
Bước 3: Nhóm lò
1. Công tác chuẩn bị:
Thực hiện các thao tác sau:
+ Đóng các van xả, van hơi, van an toàn. Mở van xả khí, van cấp nước, van lưu thông với ống thuỷ, van 3 ngả của áp kế.
+ Cấp điện cho lò, bơm nước để ở chế độ bơm tay để cấp nước vào bồn ở mức thấp nhất trong ống thuỷ. Tiến hành kiểm tra độ kín của các van và mặt bích.
+ Cấp đầy nước vào bình chứa trung gian.
+ Nếu mức nước trong bồn chứa nước mềm bị cạn, sẽ không khởi động được.
+ Cấp nhiên liệu vào buồng đốt, theo cách phù hợp với từng nhiên liệu khác nhay.
2. Tiến hành nhóm lò:
+ Tẩm dầu vào giẻ khô đốt cháy và ném vào trong buồng đốt. Tiếp tục quan sát và cấp thêm nhiên liệu khi thấy lửa cháy đều. Duy trì ngọn lửa cháy đều trong suốt thời gian nhóm lò.
+ Đến lúc quan sát thấy xuất hiện hơi nước, đóng các van, cho tăng sức hút và quá trình cháy, kiểm tra tình trạng các van.
+ Thông rửa ống thuỷ, áp kế khi áp suất hơi từ 1÷1,5kG/cm2 và quan sát sự hoạt động của chúng. Khi áp suất lò đạt 2kG/cm2 thận trọng dùng cờ lê tay ngắn vặn chặn các đai ốc trong phạm vi lò hơi.
+ Khi áp suất lò đạt mức áp suất làm việc tối đa, kiểm tra hệ thống cấp nước cho lò bằng cách mở van hơi, van nước nối giữa lò và bình cấp nước trung gian.
+ Công việc của nhóm lò được kết thúc khi đã đưa áp suất lò lên áp suất giới hạn và kiểm tra xong sự hoạt động của lò.
Bước 4: Vận hành lò
1. Chế độ đốt lò:
Quan sát khói lò thấy có màu xám thì đang ở chế độ đốt tốt nhất. Nếu có nhiều khói đen thì phải cấp thêm gió, tăng sức hút; Nếu không nhìn rõ khói thì phải hạn chế cấp gió, giảm sức hút.
Nhiên liệu than cho vào lò phải được rải đều trên mặt ghi và cho vào từng lượng nhỏ. Cần thực hiện thao tác nhanh để tránh mất nhiệt.
Chiều dày lớp than, củi trên mặt ghi dao động khoảng 300mm. Xỉ được cào ra bằng cửa tro, cửa bụi, thực hiện nhanh chóng theo chu kỳ.
2. Cấp hơi
Hơi được cấp khi áp suất làm việc gần tối đa. Duy trì cháy ổn định, mực nước trong không nên để cao mức bình thường.
Thực hiện mở van hơi chính từ từ để làm nóng đường ống dẫn hơi và xả hết nước đọng trên đường ống dẫn hơi trong thời gian khoảng 15 phút.
Mở van hơi phải từ từ để đảm bảo an toàn, khi mở hết cỡ thì xoay ngược lại nửa vòng vô lăng van hơi lại.
Tiến hành cấp nước từ từ vào lò, đảm bảo hơi đạt chất lượng tốt nhất. Không nên cấp nước cao quá mức bình thường trong ống thuỷ sáng.
3. Cấp nước
Không được để thiếu nước khi lò hoạt động. Không nên cho lò vận hành lâu ở mức nước thấp nhất và cao nhất.
Sử dụng thêm bơm điện hoặc bơm tay khoảng 0,3m3/h và áp lực làm việc là 1kg/cm2. Nước được cấp nước định kỳ ở bình cấp nước trung gian hoặc bơm tay.
4. Chế độ xả bẩn
Đó là xả bẩn đường hơi và xả bẩn cặn lò hơi. Việc xả bẩn đường hơi được xả định kỳ qua cụm van xả cốc ngưng, ngoài ra ta có thể xả bẩn bằng van tay trực tiếp.
Xả bẩn cặn lò thì tuỳ theo chế độ nước cấp ở từng đơn vị sử dụng lò mà xác định số lần xả bẩn trong một ca.
Ít nhất trong một ca phải xả bẩn 2 lần, mỗi lần từ 2 ÷3 hồi, mỗi hồi từ 10 ÷15 giây.
Trước khi xả nên nâng cao mức nước trong nồi lên mức nước trung bình khoảng 25 ÷50mm theo ống thuỷ là vừa.
Ống thuỷ phải được thông rửa ít nhất 2 lần trong một ca. Van an toàn cũng phải được kiểm tra 1 lần trong 1 ca( bằng cách kéo chốt trên thân van).
Bước 5: Ngừng lò
1. Ngừng lò bình thường:
Đóng van cấp hơi và van xả hơi ra ngoài khí quyển bằng cách kênh van an toàn. Giảm dần áp suất xuống. Bơm nước vào lò đến mức cao nhất trong ống thuỷ.
Ngừng cấp than và đóng cửa tro, cửa than lại, đóng bớt lá chắn khói.
Cho lò nguội từ từ có sự giám sát thường xuyên của người vận hành lò hơi.
Việc tháo nước ra khỏi lò hơi để vệ sinh phải có sự đồng ý của người phụ trách nhà lò hơi và chỉ được tháo nước khi áp suất hơi bằng 0kg/cm và nhiệt độ nước lò 70÷80˚C, đồng thời thực hiện kênh van an toàn lên từ từ.
2. Ngừng sự cố lò:
+ Ngừng cung cấp nhiên liệu và không khí, lá chắn khói đóng gần hoàn toàn.
+ Nhanh chóng cào than đang cháy ra khỏi buồng đốt.
+ Sau khi đã chấm dứt sự cháy thì đóng hết các cửa van và lá chắn khói lại.
+ Đóng van cấp hơi và cho thoát hơi ra ngoài bằng cách kênh van an toàn.
+ Cấp đầy nước vào lò.
+ Để lò nguội từ từ dưới sự giám sát của người vận hành lò.
Bước 6: Vệ sinh và bảo dưỡng
1. Vệ sinh
Tuỳ theo chất lượng nước cấp mà quyết định chu kỳ vệ sinh cáu cặn trong lò hơi thông thường cứ 3 đến 6 tháng /1 lần
Vệ sinh bên trong lò được thực hiện bằng phương pháp hoá chất. kết hợp với thủ công cơ khí nhờ cửa vệ sinh ống nước, vệ sinh dưới bụng lò.
Hoá chất được sử dụng để xử lý cáu cặn thích hợp cho nồi hơi là dung dịch NaOH có nồng độ 2%.
2. Bảo dưỡng
Nếu lò hơi ngừng vận hành trên một tháng thì dùng phương pháp bảo dưỡng khô.
Nếu lò hơi ngừng vận hành dưới một tháng thì dùng phương pháp bảo dưỡng ướt.
a. Phương pháp bảo dưỡng khô:
Sau khi ngừng vận hành thì tháo hết nước trong lò hơi ra mở các van và dùng nước rửa sạch và đốt lò sấy khô và mở các van.
Mở cửa vệ sinh ống ở trên thân lò và dùng khoảng 10kg vôi sống và có cỡ hạt từ 10 đến 30mm được đặt trên nhưng mâm nhôm đưa vào nồi hơi.
Đóng các cửa van lại. Cứ 3 tháng kiểm tra một lần, nếu thấy vôi sống vỡ thành bột thì thay mới.
b. Phương pháp bảo dưỡng ướt:
Sau khi ngừng vận hành lò hơi thì tháo hết nước trong lò ra rửa sạch cáu căn trong lò cho nước đã xử lý đầy vào lò và đốt lò tăng dần nhiệt độ nước lò đến 100 độ C. Và kênh van an toàn lên để thoát khí. Đóng tất cả các van lại và dập lửa.
Trên đây là các bước vận hành lò hơi an toàn hiệu quả. Các doanh nghiệp cần phải thực hiện nghiêm túc để đem lại sự ổn định cho hoạt động của lò hơi.
Khách hàng có nhu cầu cần từ vấn về lò hơi, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
Địa chỉ: Số 268B, Quốc Lộ 2, Khu 2, Xã Phù Lỗ, Huyện Sóc Sơn, Tp Hà Nội.
Hotline: 0917 754 059
Email: info@hexboiler.com
- Cấu tạo và hoạt động của hệ thống sấy cau khô
- Ứng dụng lò hơi cho công nghệ sấy cau
- Công nghệ sấy cau bằng hơi nước mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống sấy cau bằng hơi nước
- Ứng dụng công nghệ sấy cau khô
- Cấu tạo hoạt động của lò hơi sấy cau
- Cấu tạo lò sấy lúa
- Hướng dẫn cách xây lò sấy lúa
- Tầm quan trọng của việc sấy lúa
- Xả đáy và vệ sinh kính thuỷ sáng khi vận hành lò hơi tầng sôi
- Lò than đá và ứng dụng trong lò hơi
- Học vận hành lò hơi