Bảo trì lò hơi, Sửa chữa lò hơi, nâng cấp lò hơi
Lò hơi công nghiệp có vai trò quan trọng trong dây truyền sản xuất. Lò hơi được coi là trái tim của nhà máy. Lò hơi công nghiệp là thiết bị máy móc có thời gian làm việc liên tục, trong môi trường nhiệt độ cao. Vì vậy quá trình bảo dưỡng, bảo trì nâng cấp lò hơi định kỳ để hạn chế việc hư hỏng đột xuất là việc làm cấp thiết và quan trọng.
Tại sao cần phải bảo trì, bão dưỡng, nâng cấp lò hơi?
Những lý do cần phải bảo trì, Sửa chữa, nâng cấp lò hơi:
- Lò hơi bị xuống cấp trầm trọng mất an toàn khi hoạt động.
- Công suất lò không còn phù hợp với quy mô hoạt động của nhà máy.
- Cải tạo để sử dụng được nhiều nhiên liệu hơn.
- Lò hơi xuống cấp, khí thải gây ảnh hưởng đến môi trường.
- Quá trình vận hành gây hao phí nhân công.
Hình ảnh lò hơi công nghiệp của công ty Năng lượng Nhiệt Bách Khoa
Những biểu hiện có thể xảy ra khi lò hơi kém chất lượng:
-Tình trạng lò hơi đột ngột dừng hoạt động mà không biết nguyên nhân.
-Chế độ an toàn cho người lao động và sản xuất bị giảm xuống nghiêm trọng.
-Năng suất làm việc của hệ thống lò hơi bị giảm, chi phí vận hành tăng cao.
-Tuổi thọ các thiết bị, trong hệ thống lò hơi giảm xuống.
1. Xuống cấp trầm trọng không còn đảm bảo an toàn
Căn cứ theo TCVN 7704 – 2007 Một lò hơi mới được lắp đặt, làm viêc liên tục có tuổi thọ khoảng 15 – 20 năm.
Môi trường hoạt động của lò hơi khắc nghiệt, nên một số bộ phận trong lò hơi sẽ xuống cấp trước thời hạn. Gây mất an toàn cho nhân viên vận hành. Nếu không kịp thời phát hiện, có thể dẫn đến tình trạng nổ lò hơi.
2. Công suất không còn phù hợp với nhu cầu hiện tại
Lò hơi được bảo dưỡng định kỳ, đúng cách thường có khả năng vận hành ổn định trong thời gian dài. Nhu cầu sản xuất của nhà máy và doanh nghiệp ngày càng tăng cao. Những lò hơi công suất nhỏ không còn đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Vì vậy, các doanh nghiệp nên cân nhắc đến việc cải tạo và nâng cấp lò hơi
3. Nhiên liệu đầu vào có giá thành tang cao, tốn kém chi phí thu mua.
Thị trường biến động dẫn tới chi phí nhiên liệu đầu vào tăng cao. Trở thành gánh nặng kinh tế cho các doanh nghiệp. Cho nên việc cải tạo và nâng cấp lò hơi để tăng hiệu suất lò nên được xem xét hơn bao giờ hết. Việc tiết kiệm được chi phí mua nhiên liệu sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển ổn định.
4. Vận hành theo phương thức cũ, hao phí nhân công
Vận hành lò hơi hoạt động là yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến năng suất của nhà máy. Vận hành bằng hình thức thủ công, đòi hỏi nhiều nhân công và hiệu quả không cao. Vì vậy các doanh nghiệp tính đến việc cải tạo nâng cấp để tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình vận hành. Áp dụng công nghệ vận hành tự động giúp nâng cao hiệu quả làm việc của lò, tiết kiệm chi phí.
5. Không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường
Lò hơi vận hành lâu năm sẽ có tình trạng xuống cấp ở một số bộ phận.
Tiêu chí chất lượng khí thải là yếu tố hàng đầu phải đạt tiêu chuẩn khi lò hơi hoạt động. Nhiều lò hơi đã không đảm bảo được quy định về chất lượng khí thải ra môi trường. Bắt buộc doanh nghiệp phải tiến hành bảo trì, cải tạo, nâng cấp để khắc phục tình trạng trên.
Biểu hiện xuống cấp của lò hơi công nghiệp sau một thời gian hoạt động
Lợi ích của việc bảo dưỡng, bảo trì, nâng cấp lò hơi
Việc bảo dưỡng, bảo trì, nâng cấp lò hơi thực hiện đúng kỹ thuật và theo chế độ định kỳ sẽ mang đến cho doanh nghiệp các lợi ích to lớn sau:
- Tăng tuổi thọ của lò hơi, tăng hiệu suất hoạt động của lò hơi đồng thời ngăn ngừa các sự cố có thể xảy ra.
- Kịp thời phát hiện những hư hỏng nhỏ trước khi vận hành lò hơi.
- Hạn chế sự cố xảy ra trong quá trình vận hành lò hơi.
- Đảm bảo an toàn cho người vận hành trực tiếp lò hơi.
- Tiết kiệm chi phí nhiên liệu đốt, đảm bảo yêu cầu về môi trường.
Tiến hành bảo dưỡng, bảo trì lò hơi công nghiệp
Các thao tác cần làm trong việc bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp lò hơi
- Các bộ phận của lò hơi cần được bảo dưỡng, bảo trì, nâng cấp gồm có: Buồng đốt, đường khói, xả đáy, đường hơi, đường cấp nước, bảo ôn, điện, điều khiển.
- Tần suất thực hiện bảo trì, bảo dưỡng 2-3 lần/năm. Việc kiểm tra định kỳ tất cả các hạng mục từ lớn đến nhỏ và chi tiết cần thực hiện ít nhất 1 lần/ 1 tháng nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các sự cố có thể xảy ra đặc biệt sự cố nổ lò hơi.
- Tiến hành vệ sinh tẩy rửa bằng hóa chất đối với lò hơi: Sau 1 thời gian hoạt động lò hơi sẽ bị đóng cặn. Để loại bỏ cáu cặn trong lò hơi phải được xúc rửa bằng hóa chất – là phương pháp được áp dụng khá phổ biến. Cách làm cụ thể là đổ đầy dung dịch NaOH 2% vào nồi hơi và đun đến áp suất từ 1¸3 KG/cm2 trong khoảng từ 12- 14 h hoặc lâu hơn nữa tuỳ độ dày của lớp cặn. Sau đó tháo dung dịch NaOH ra khỏi lò thì cấp nước rửa sạch lò.
- Nếu lò hơi ngừng vận hành từ 1 tháng trở lên thì dùng phương pháp bảo dưỡng khô – tháo hết nước trong lò hơi ra mở các van và dùng nước rửa sạch và đốt lò sấy khô.
- Nếu lò hơi ngừng vận hành dưới 1 tháng thì dùng phương pháp bảo dưỡng ướt – tháo hết nước trong lò ra cấp đầy nước vào lò và đốt lò tăng dần nhiệt độ nước lò đến 100 độ C.
Đối với lò hơi đốt nhiên liệu rắn cần phải:
- Vệ sinh súc rửa cáu cặn bên trong lò hơi, tro bụi ống lửa buồng đốt.
- Kiểm tra vệ sinh thay thế các thiết bị trong buồng đốt như: Cửa cấp liệu, ghi xích, ghi tĩnh, các bộ phận cấp nhiên liệu, bộ phận cào xỉ than
- Kiểm tra vận hành bơm cấp nước vào lò
- Kiểm tra, đánh giá hệ thống cấp liệu vào lò
- Kiểm tra, đánh giá hệ thống xã tro bụi
- Kiểm tra Vệ sinh hệ thống Van hơi, van an toàn, van xã đáy…của lò hơi
- Kiểm tra hệ thống điện điều khiển lò hơi
- Kiểm tra vệ sinh các thiết bị điều khiển: Cảm biến áp suất, cảm biến nhiệt, công tắc áp xuất…
- Kiểm tra đánh giá quạt hút khói, quạt thổi.
- Kiểm tra, đánh giá thể xây tường, bảo ôn cách nhiệt của lò hơi..
- Kiểm tra, vệ sinh hệ điều khiển mực nước.
- Kiểm tra chất lượng nước cấp vào lò.
- Đối với lò hơi đốt nhiên liệu lỏng, khí.
- Vệ sinh súc rửa cáu cặn bên trong lò hơi, tro bụi ống lửa.
- Kiểm tra vận hành bơm cấp nước vào lò.
- Kiểm tra Vệ sinh hệ thống Van hơi, van an toàn, van xã đáy…của lò hơi.
- Vệ sinh van cấp liệu, lọc dầu, lọc Gas.
- Kiểm tra vệ sinh cơ cấu lấy gió, béc đốt, đánh lửa của đầu đốt.
- Căn chỉnh đầu đốt.
- Kiểm tra bảo ôn cách nhiệt lò hơi.
- Kiểm tra, vệ sinh hệ điều khiển mực nước.
- Kiểm tra hệ thống điện điều khiển lò hơi.
- Kiểm tra chất lượng nước cấp vào lò.
Cải tạo bảo dưỡng lò hơi công nghiệp
Quy trình bảo trì, bảo dưỡng, cải tạo lò hơi công nghiệp.
- Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng.
- Tiến hành khảo sát, kiểm tra, phân tích.
- Lập báo cáo và đưa ra phương án.
- Trình phương án với chủ đầu tư.
- Chốt phương án thực hiện.
- Tiến hành thực hiện phương án.
- Kiểm chứng phương án.
- Nghiệm thu và bàn giao.
- Kiểm tra đánh giá định kỳ.
Quy trình bảo dưỡng lò hơi công nghiệp
Quá trình bảo trì, bảo dưỡng, cải tạo lò hơi là vô cùng quan trọng, quyết định năng suất làm việc của nhà máy và doanh nghiệp.
Công ty Năng lượng Nhiệt Bách Khoa là đơn vị có dịch vụ bảo dưỡng, bảo trì, cải tạo lò hơi – nồi hơi công nghiệp uy tín trên toàn quốc. Với độ ngũ chuyên viên kỹ thuật lành nghề, làm việc tận tâm và giàu kinh nghiệm. Chúng tôi mong muốn mang đến cho quý khách hàng dịch vụ bảo trì bảo dưỡng, vệ sinh lò hơi – nồi hơi với thời gian nhanh nhất, giá thành hợp lý nhất.
- Lò hơi đốt than: Giải pháp tiết kiệm nhiên liệu cho nhà máy
- Giới thiệu tổng quan về lò hơi đốt than và ứng dụng trong công nghiệp
- Ứng dụng của lò hơi đốt củi trong ngành sản xuất năng lượng sạch
- Cách lựa chọn lò hơi đốt củi phù hợp với nhu cầu sản xuất
- Tại sao lò hơi đốt củi là sự lựa chọn tiết kiệm nhiên liệu trong sản xuất?
- Các loại nhiên liệu củi phù hợp cho lò hơi đốt củi
- Lò hơi đốt củi: Giải pháp tiết kiệm năng lượng cho ngành sản xuất thép
- Ứng dụng của lò hơi đốt củi trong các ngành công nghiệp nặng
- Cách giảm thiểu khí thải từ lò hơi đốt củi trong sản xuất công nghiệp
- Lò hơi đốt củi: Giải pháp tiết kiệm nhiên liệu cho ngành sản xuất phân bón
- Cách bảo trì lò hơi đốt củi để đạt hiệu suất tối ưu
- Cách sử dụng lò hơi đốt củi để giảm chi phí năng lượng