Các loại chi phí trong vận hành lò hơi và cách kiểm soát hiệu quả
Sự thật, việc vận hành một hệ thống lò hơi cần rất nhiều chi phí, để hệ thống lò hơi hoạt động ổn định và hiệu quả, doanh nghiệp cần đo lường và kiểm soát các chi phí một cách triệt để để đảm bảo chi phí cho vận hành hệ thống lò hơi là tối ưu nhất. Việc này không hề dễ do liên quan đến chuyên môn và quy trình vận hành hệ thống của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ về các loại chi phí hiện hữu cho vận hành một hệ thống lò hơi công nghiệp thông thường.
Các loại chi phí trong vận hành lò hơi công nghiệp
Chi phí nhiên liệu:
Đây được xem là loại chi phí lớn nhất trong vận hành nồi hơi (lò hơi). Loại chi phí này chiếm đến khoảng 85% đến 90% toàn bộ chi phí liên quan đến vận hành lò hơi. Để kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến loại chi phí này hãy đọc các bài viết khác trong trang Lò Hơi Bách Khoa. Tuy nhiên ở đây cần chú ý tới một số yếu tố cơ bản như: lựa chọn công nghệ đốt và loại nhiên liệu tương ứng ban đầu, xử lý và kiểm soát thông số nước cấp, sử dụng các thiết bị tận dụng nhiệt khói thải, thu hồi nước ngưng sau khi đã làm việc ở cá thiết bị tiêu thụ nhiệt, kiểm soát tiêu hao nhiên liệu liên tục hằng ngày…
Chi phí nhân công:
Chi phí nhân công chiếm không nhiều, nhưng nhân công lại là yếu tố dễ biến động nhất trong việc quản lý vận hành lò hơi. Để kiếm soát được biến động này, doanh nghiệp cần chủ động trong khâu tuyển dụng và đào tạo nhằm đảm bảo có nguồn nhân sự dự phòng và liên tục trong vận hành hệ thống lò hơi. Ngoài ra chi phí nhân công còn phụ thuộc vào loại lò hơi mà doanh nghiệp lựa chọn, mức độ tự động hóa của hệ thống lò hơi.
Chi phí vật tư tiêu hao:
Bao gồm chi phí hóa chất gây ức chế đóng cáu cặn, chi phí dầu mỡ bôi trơn động cơ thiết bị cơ khí.
Chi phí nước:
Chi phí nước cấp cho lò hơi phụ thuộc lớn vào việc cách thức các thiết bị tiêu thụ nhiệt hoạt động như thế nào. Đối với các hệ thống trao đổi nhiệt gián tiếp và tỉ lệ nước ngưng hồi về được cao thì chi phí nước cấp bổ sung thấp. Ngược lại nếu hệ thống thiết bị trao đổi nhiệt trực tiếp thì tỷ lệ nước ngưng hồi về thấp hoặc bằng không, khi đó chi phí nước cấp bổ sung cho vận hành lò hơi là rất cao, thậm chi kéo theo các chi phí vận hành hệ thống xử lý nước, làm mềm nước, và hóa chất cấp cho lò hơi cũng tăng lên.
Chi phí tiêu thụ điện năng:
Là chi phí liên quan đến các thiết bị như động cơ quạt, các thiết bị trong hệ thống cấp liệu như vít tải và băng tải, các động cơ bơm nước cấp và bơm tuần hoàn dập bụi, các động cơ van xoay tải tro và vít tải tro xỉ, các thiết bị khí nén và điều khiển lọc bụi túi vải nếu có… Để tối ưu được các chi phí tiêu thụ điện năng này có 2 cách cơ bản đó là lựa chọn công nghệ và thiết kế tối ưu từ khi đầu tư, sử dụng hệ thống điều khiển tự động hóa để tối ưu chức năng và thời gian làm việc của các thiết bị kể trên.
Chi phí xử lý tro xỉ:
Là chi phí liên quan đến việc nhân công bốc xếp, vận chuyển và phí kho bải và xử lý tro xỉ của nồi hơi nếu có.
Chi phí xử lý nước cấp cho lò hơi:
Chi phí xử lý nước cấp lò hơi phụ thuộc nhiều vào chất lượng nước cấp và lượng nước ngưng thu hồi được sau khi đã đi qua các thiết bị trao đổi nhiệt. Chi phí này liên quan mật thiết đến chi phí nước sử dụng cho lò hơi, cho nên doanh nghiệp cần lưu ý kỹ về việc đầu tư hệ thống thu hồi nước ngưng triệt để, bảo ôn cách nhiệt thiết bị và đường ống để tránh thất thoát nhiệt và hơi…
Chi phí bảo trì bảo dưỡng, bảo trì:
Bao gồm chi phí nhân công bảo trì bảo dưỡng, chi phí dầu mỡ để triển khai các công việc liên quan đến bảo trì và bảo dường lò hơi. Doanh nghiệp nên có quy trình và quy định nghiêm ngặt về việc bảo trì bảo dưỡng lò hơi. Việc này đảm bảo cho hệ thống lò hơi hoạt động hiệu quả, ổn định, bền hơn và sau đó là hạn chế được các chi phí sửa chữa khi bị hỏng hóc.
Chi phí sửa chữa lò hơi khi hư hỏng:
Đây là loại chi phí phát sinh khi hư hỏng một hoặc một số các thiết bị trong lò hơi. Ngoài việc thực hiện đúng các quy định và quy trình trong vận hành và bảo trì bảo dưỡng lò hơi. Thì quản lý và nhân sự vận hành lò hơi cũng phải thường xuyên kiểm tra và tiên đoán được các hiện tượng bất thường, từ đó phát hiện ra các thiết bị có dấu hiệu hư hỏng, từ đó có kế hoạch sửa chữa kịp thời. Hạn chế được các hiện tượng hư hỏng và sự cố bất thường gây nguy hiểm và gián đoạn trong vận hành sản xuất.
Chi phí khác:
Như chi phí đầu tư hệ thống quan trắc khói thải, chi phí kiểm định hằng năm, chi phí quan trắc khói thải hằng năm, chi phí kiểm tra test thông số nhiên liệu lò hơi, chi phí quản lý…
Trong khuôn khổ bài viết ngắn, Lò Hơi Bách Khoa xin được liệt kê các loại chi phí cơ bản và mô tả về các loại chi phí đó. Hi vọng có thể giúp được quý doanh nghiệp có góc nhìn về việc quản lý và vận hành các hệ thống lò hơi một cách hiệu quả.
Nếu cần tư vấn sâu hoặc có giải pháp để kiểm soát chi phí vận hành lò hơi ở bất kỳ khâu nào, vui lòng liên hệ đến thông tin bên dưới để được hỗ trợ:
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG NHIỆT BÁCH KHOA
Nhà máy: Số 268B, Quốc lộ 2, Khu 2, Xã Phù Lỗ, Huyện Sóc Sơn, Tp Hà Nội
Điện thoại: 0917754059 – Hotline: 0973840468
Website: https://hex-boilers.com/
Email: truongnv@hexboiler.com
Link trang zalo bài viết: https://officialaccount.me/d?id=c5cf3395bcd0558e0cc1&pageId=1881761861638771945
- Ứng dụng của lò hơi đốt củi trong ngành chế biến nông sản
- Tại sao lò hơi đốt củi là giải pháp hiệu quả cho ngành dệt may?
- Lò hơi đốt củi và công nghệ năng lượng tái tạo trong công nghiệp
- Các loại lò hơi đốt củi và ưu điểm của từng loại
- Lò hơi đốt củi và lợi ích kinh tế trong ngành sản xuất thực phẩm
- Các yếu tố cần lưu ý khi lắp đặt lò hơi đốt củi
- Lò hơi đốt củi và ứng dụng trong ngành sản xuất điện
- Lò hơi đốt củi và cách tối ưu hóa hiệu suất sản xuất
- Lợi ích của việc sử dụng lò hơi đốt củi trong ngành chế biến gỗ
- Lò hơi đốt củi: Giải pháp năng lượng bền vững cho ngành công nghiệp hóa chất
- Tại sao lò hơi đốt củi là giải pháp lý tưởng cho ngành sản xuất nông sản?
- Ứng dụng của lò hơi đốt củi trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm