Nhiên liệu sinh khối cho lò hơi công nghiệp
Nhiên liệu sinh khối đóng vai trò quan trọng trong hệ thống nhiên liệu cung cấp cho lò hơi công nghiệp. Nhiên liệu sinh khối có nhiều ưu điểm nổi bật so với các loại nhiên liệu khác. Vậy lò hơi công nghiệp sử dụng nhiên liệu sinh khối cần phải lưu ý điền gì? Xin mời bạn đọc tìm hiểu nội dung bài viết này.
Giới thiệu về nhiên liệu sinh khối
Nhiên liệu sinh khối là gì?
Nhiên liệu sinh khối được hiểu là loại vật liệu hữu cơ có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Nhiên liệu sinh khối còn được gọi là nhiên liệu boimass. Được sử dụng làm nhiên liệu đốt, tạo ra năng lượng phục vụ nhu cầu sản xuất và phục vụ đời sống dân sinh.
Nguồn nguyên liệu tạo nên nhiên liệu sinh khối gồm có các loại cây trồng trong ngành nông nghiệp, cây trồng từ ngành lâm nghiệp, nguồn rác thải sinh hoạt hàng ngày trong khu vực dân cư sinh sống, nguồn chất thải từ chăn nuôi động vật sống, gia súc, gia cầm. Nghĩa là sinh khối được tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên. Nguồn năng lượng được tạo ra từ nhiên liệu sinh khối được gọi là năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường, là nguồn năng lượng sạch.
Từ nhiên liệu sinh khối có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác theo các hình thức khác nhau như: Chuyển đổi sinh hoá, chuyển đổi nhiệt, chuyển đổi hoá học. Các dạng năng lượng được chuyển hoá từ sinh khối đều có ứng dụng quan trọng. Phục vụ cuộc sống và phát triển sản xuất.
Ngành công nghiệp lò hơi đang phát triển mạnh. Nhiên liệu sinh khối chính là nguồn nhiên liệu quan trọng cung cấp cho lò hơi hoạt động. Biomass có thể được đốt trực tiếp hoặc gián tiếp trong lò hơi. Đốt cháy nhiên liệu sinh khối tạo ra sản phẩm có nguồn nhiệt lớn như hơi nước, hơi quá nhiệt, điện năng, nước nóng, dầu nóng… Những sản phẩm này có ứng dụng to lớn trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay. Có thể nói vai trò của biomass trong sản xuất và đời sống là vô cùng quan trọng.
Nhiên liệu sinh khối biomass
Cách tạo ra nhiên liệu sinh khối
Nhiên liệu sinh khối được tạo ra từ phế phẩm ngành nông nghiệp: Nông nghiệp Việt Nam phát triển mạnh với nhiều loại cây trồng khác nhau. Lượng phế phẩm thải ra môi trường sau một vụ thu hoạch sảm phẩm nông nghiệp là vô cùng lớn. Đó là nguồn nguyên liệu phong phú để tạo ra sinh khối. Ví dụ: Rơm rạ từ cây lúa, vỏ trấu từ nhà máy xay lúa, bã mía, vỏ lạc, cùi sắn…
Biomass được tạo ra từ phế phẩm lâm nghiệp: Hàng năm nguồn phế phẩm từ lâm nghiệp cũng nhiều vô số kể. Đặc biệt ở miền bắc có phế phẩm vỏ cây, cành cây từ thu hoạch keo tươi, tràm. Các loại cây công nghiệp ở miền trung như vỏ hạt cà phê, hạt điều…
Biomass được tạo ra từ phụ phẩm ngành chăn nuôi: Ở các trang tại chăn nuôi lớn trong cả nước. Nguồn nguyên liệu tạo ra sinh khối cũng rất lớn. Nguyên liệu đó chính là phân của vật nuôi và chất thải từ chuồng trại. Ví dụ như: trại chăn nuôi lợn, dê, gà, trâu bò, trang trại vườn ao chuồng kết hợp…
Biomass được tạo ra từ chất thải rắn, rác thải đô thị: Lượng rác sinh hoạt của hộ gia đình thải ra môi trường. Lượng rác thải từ công ty, doanh nghiệp trong các khu công nghiệp lớn ở thành phố. Tất cả đều được chọn lọc (loại bỏ chai nhựa, túi ni long, kim loại) để dùng làm nguyên liệu tái tạo sinh khối biomass.
Mô hình lò hơi đốt sinh khối biomass
Nhiên liệu sinh khối có những loại nào?
Trong thế giới tự nhiên nguồn nguyên liệu chế tạo ra sinh khối rất đa dạng và phong phú. Biomass cũng có nhiều loại khác nhau, được phân ra cụ thể như sau:
Nhiên liệu sinh khối ở dạng thể rắn: Là sản phẩm được tạo ra từ nguồn nguyên liệu rắn từ thiên nhiên: phế phẩm lâm nghiệp (cành cây, gỗ tạp, võ cây…). Người ta sử dụng nguồn sinh khối rắn để đốt cháy, tạo ra năng lượng phục vụ sản xuất đời sống.
Biomass ở dạng thể lỏng: Là sản phẩm được tạo ra từ dầu thực vật, hay là được tạo ra từ men của các loại ngũ cốc (lúa, ngô, khoai, sắn…)
Biomass ở dạng thể khí: Là sản phẩm khí metan chiết xuất từ sự phân huỷ thực vật, phân chuồng, bio gases: từ rác thối rữa, khí tự nhiên lấy từ nhiên liệu hoá thạch. Phục vụ nhu cầu sản xuất quy mô nhỏ, trang trại, gia đình, hộ dân.
Vai trò của nhiên liệu sinh khối trong sản xuất và đời sống?
Từ nhiên liệu sinh khối có thể tạo ra nguồn năng lượng sử dụng hàng ngày: điện năng, nhiệt năng, hơi nước, nhiều năng lượng khác.
Nhiên liệu sinh khối Boimass được sử dụng trong sản xuất:
Biomass dạng rắn, lỏng, khí được dùng làm nhiên liệu đốt cho lò hơi công nghiệp.
Căn cứ vào quy mô sản xuất lớn hay nhỏ của nhà máy, mà sử dụng lượng nhiên liệu biomass phù hợp.
Lợi thế lớn nhất khi sử dụng trong lò hơi công nghiệp là tiết kiệm được chi phí mua nhiên liệu. Bởi vì sinh khối rẻ hơn rất nhiều so với nhiêu liệu than đá.
Boimass được sử dụng trong đời sống:
Biomass hoá lỏng được sử dụng để chạy các động cơ đốt trong công suất nhỏ. Phục vụ nhu cầu công việc trong cuốc sống hàng ngày của người dân.
Biomass được sử dụng trực tiếp cung cấp năng lượng phục vụ nhu cầu của các tiểu thương nhỏ, trang trại nhỏ, các hộ gia đình.
HeX-Boiler lắp đặt lò hơi đốt nhiên liệu sinh khối biomass
Biomass được sử dụng làm nguồn nhiên liệu đốt cho lò hơi công nghiệp. Tạo ra sản phẩm hơi, nhiệt phục vụ nhu cầu sản xuất, thúc đẩy phát triển kính tế. Biomass có giá thành rẻ hơn nhiên liệu hoá thạch, tiết kiệm chi phí mua nhiên liệu cho doanh nghiệp. Biomass được tạo ra từ nguồn tài nguyên có thể tái tạo được. Là nguồn cung nhiên liệu liên tục cho lò hơi hoạt động. Vì vậy các nhà máy không lo bị thiếu nhiên liệu đốt.
Lợi ích đối với môi trường:
- Nhiên liệu sinh khối giúp giảm thải khí CO2: Khi sinh khối bị đốt cháy, sẽ có một lượng khí CO2 được tạo ra, bay vào không khí. Lượng khí CO2 này quay trở lại tham gia vào quá trình quang hợp giúp cây xanh phát triển. Cây xanh lớn dần và được thu hoạch. Từ phụ phẩm cây xanh đó lại tạo ra sinh khối. Như vậy, sinh khối giúp tái chế carbon trong khí quyển.
-Tiêu thụ lượng rác thải: Nguồn rác từ sinh hoạt thải vào môi trường được tận dụng để tạo ra nhiên liệu có ích. Trong nguyên liệu tạo ra sinh khối không có vỏ chai nhựa và túi ni lông. Vì vậy khi đốt biomass sẽ không phát thải khí độc ra môi trường sống.
So sánh năng lượng sinh khối với các dạng năng lượng tái tạo khác
Tiêu chí |
Sinh khối |
Mặt trời |
Gió |
Hiệu suất |
Thấp |
Cao |
Cao |
Khả năng tái tạo |
Ổn định |
Biến động |
Biến động |
Tác động môi trường |
Cao hơn |
Thấp hơn |
Thấp hơn |
Chi phí |
Thấp |
Cao |
Cao |
Tiềm năng phát triển |
Thấp |
Cao |
Cao |
-Dựa trên bảng so sánh nhanh ở trên, ta có thể thấy sự khác nhau giữa năng lượng sinh khối và năng lượng mặt trời và gió như sau;
-Hiệu suất: Năng lượng mặt trời và gió có hiệu suất cao hơn năng lượng sinh khối, do đó cần ít nhiên liệu hơn để tạo ra cùng lượng điện năng. Tuy nhiên, hiệu suất của 2 loại năng lượng này sẽ phụ thuộc vào vị trí địa lý và điều kiện thời tiết trong từng thời điểm.
-Khả năng tái tạo: Năng lượng mặt trời và gió có sự biến động mạnh về khả năng tái tạo năng lượng theo thời gian. Điều này thường là do ảnh hưởng các các điều kiện thời tiết. Trong khi đó, năng lượng sinh khối có thể cung cấp năng lượng ổn định hơn với nguồn cung từ đa dạng hình thức như chất thải, phụ phẩm nông nghiệp.
-Tác động đến môi trường: Năng lượng mặt trời và gió có tác động đến môi trường thấp hơn so với năng lượng sinh khối, do không sản xuất khí thải gây ô nhiễm hay tạo ra chất thải. Tuy nhiên, cần hiểu rằng năng lượng sinh khối cũng có khả năng giảm thiểu tác động đến môi trường bằng cách sử dụng các loại rác thải sinh học hoặc các sản phẩm phụ từ nông nghiệp.
-Tiềm năng phát triển: Năng lượng mặt trời và gió có tiềm năng phát triển lớn hơn so với năng lượng sinh khối, vì chúng có thể sử dụng trên một diện tích rộng lớn. Trong khi đó, năng lượng sinh khối lại có tiềm năng tại các khu vực nông thôn hoặc trong các hệ thống phát điện tại các khu công nghiệp.
-Chi phí: Mặc dù 2 loại năng lượng mặt trời và gió có chi phí đầu tư và sản xuất cao hơn sinh khối, nhưng hiện nay, cả hai năng lượng này cũng đang trở nên cạnh tranh hơn so với năng lượng sinh khối.
Tương lai phát triển của nhiên liệu sinh khối trong công nghiệp chế tạo lò hơi.
Giá thành biomass rẻ hơn rất nhiều so với nguồn nhiên liệu khác như than đá.
Hạn chế phát thải khí CO2 ra môi trường, là nhiên liệu thân thiện với môi trường.
Tận dụng được nguồn phế phẩm từ các ngành nông lâm nghiệp. Gián tiếp thúc đẩy ngành nông nghiệp, lâm nghiệp phát triển mạnh hơn.
Tận dụng được nguồn rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp. Góp phần bảo vệ môi trường xanh – sách – đẹp.
Biomass ra đời đã phá bỏ vị trí độc quyền của nhiên liệu hoá thạch trong lĩnh vực lò hơi.
Với những lợi thế và ưu điểm nêu trên, sinh khối chắc chắn sẽ trở thành nguồn nhiên liệu chính trong vận hành lò hơi.
Với đặc thù về địa lý và phát triển kinh tế tại Việt Nam. Chắc chắn rằng biomass sẽ là nguồn nhiên liệu quan trong nhất trong tương lai.
Vận hành lò hơi đốt nhiên liệu sinh khối biomass
Sản phẩm lò hơi sử dụng nhiên liệu sinh khối Công ty Năng lượng Nhiệt Bách Khoa.
Công ty năng lượng nhiệt Bách Khoa là đơn vị chuyên cung cấp lò hơi công nghiệp, như lò hơi ghi xích, lò hơi ghi tĩnh, lò dầu tải nhiệt...
Sản phẩm lò hơi đốt nhiên liệu sinh khối biomass nổi bật nhất chính là lò hơi tầng sôi. Lò hơi tầng sôi đang được nhiều nhà máy doanh nghiệp trong nước tin dùng. Quý khách hàng có nhu cầu lắp đặt lò hơi hãy đến với chúng tôi để được tư vấn!
Với đội ngũ chuyên gia giỏi trong lĩnh vực lò hơi. Đội ngũ kỹ sư tay nghề cao, được đào tạo chuyên nghiệp. Kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực lò hơi lâu năm. Chúng tôi đảm bảo quý khách hàng sẽ nhận được sản phẩm tốt nhất khi đến với lò hơi Bách Khoa.
- Lợi Ích Của Nồi Hơi Tầng Sôi Trong Ngành Sản Xuất Giấy
- Nồi Hơi Đốt Củi: Lựa Chọn Tối Ưu Cho Ngành Chế Biến Thực Phẩm
- Lò hơi công nghiệp và cách vận hành an toàn, tiết kiệm
- Ứng dụng của nồi hơi trong ngành công nghiệp chế biến gỗ
- Nồi hơi tầng sôi: Giải pháp giảm chi phí năng lượng cho doanh nghiệp
- Nồi hơi đốt than: Giải pháp tiết kiệm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Tìm hiểu về nồi hơi đốt sinh khối và ứng dụng trong công nghiệp
- Nồi hơi công nghiệp và xu hướng phát triển trong tương lai
- Lò hơi tầng sôi và hiệu suất cao trong sản xuất năng lượng
- Ứng dụng của nồi hơi trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Nồi hơi đốt củi: Giải pháp bền vững cho ngành công nghiệp
- So sánh giữa lò hơi tầng sôi và lò hơi đốt dầu: Lựa chọn nào phù hợp?