Những việc nên làm khi vận hành lò hơi

Lò hơi công nghiệp là thiết bị tạo hơi nhiệt phục vụ nhu cầu sản xuất trong đời sống. Cấu tạo của lò hơi gồm rất nhiều bộ phận khác nhau. Khi hoạt động các chi tiết đó phải vận hành với cường độ cao và thời gian dài. Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào chế độ làm việc của lò hơi. Vì vậy, công tác kiểm tra và chuẩn bị đúng quy trình cho lò hoạt động là vô cùng quan trọng.

Hình ảnh <a href='https://hex-boilers.com/'>lò hơi</a> công nghiệp của công ty HeX-boiler

Hình ảnh lò hơi công nghiệp của công ty HeX-boiler

Các bước vận hành lò hơi công nghiệp

Dưới đây là các bước vận hành lò hơi công nghiệp hoạt động an toàn và hiệu quả.

Bước 1: Công tác chuẩn bị và kiểm tra hệ thống lò hơi

Trước khi vận hành lò hơi, cần thực hiện các bước sau để đảm bảo an toàn và hiệu suất của lò:

  • Vệ sinh và dọn dẹp khu vực xung quanh lò hơi để tạo không gian thông thoáng.
  • Chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu cho một chu trình hoạt động của lò hơi.
  • Cấp đầy đủ lượng nước cấp đạt chuẩn vào cá bồn chứa.
  • Mực nước an toàn phải đúng vị trị được đánh dấu trên ống thủy.
  • Kiểm tra nguồn điện cấp cho lò đốt hoạt động.

Bước 2: Kiểm tra các thiết bị, phụ kiện

Khi cơ sở hạ tầng đã đạt tiêu chuẩn. Hãy tiếp tục tiến hành kiểm tra các thiết bị, phụ kiện sau:

  • Các loại bơm (gồm bơm tay và bơm điện), van, bình cấp nước trung gian.
  • Các dàn ống, bể chứa nước có vấn đề gì không.
  • Các loại van phải hoạt động tốt, được đóng kín và dễ dàng đóng mở khi cần.
  • Van an toàn cũng phải được chỉnh áp suất hoạt động theo quy định: van làm việc chỉnh ở mức Plv+ 0,2KG/cm2, van kiểm tra chỉnh ở mức Plv+ 0,3KG/cm2.
  • Áp kế hoạt động bình thường là phải có vạch chỉ đỏ đang chỉ vào mức áp suất làm việc tối đa.
  • Ống thủy ổn định phải có vạch chỉ đỏ đang chỉ ở mức nước ngang ống thủy. Mức nước cao nhất và thấp nhất cách mức nước trung bình là ± 50 mm.
  • Kiểm tra đến bộ phận lò hơi, khu vực chịu áp lực có vấn đề gì không.
  • Đảm bảo đã chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ khi đốt lò.
  • Kiểm tra độ chính xác của một số thiết bị đo lường gồm: Đồng hồ đo nhiệt, đồng hồ đo áp, đồng hồ đo lưu lượng hơi nóng.

Bước 3: Sấy lò và kiềm lò

Muốn lò hoạt động hiệu quả, cần tiến hành sấy và kiềm lò. Mục đích là làm sạch dầu mỡ, rỉ sắt, cáu cặn trên bề mặt bên trong của lò hơi. Sấy khô phần gạch, vữa, bảo ôn của lò.

– Công việc sấy và kiềm lò tiến hành đồng thời với việc chuẩn bị khởi động đốt lò.

– Sử dụng hoá chất để kiềm lò là NaOH hoặc Na3PO4 với tỉ lệ phù hợp

+ Đối với NaOH là 3 - 4%

+ Đối với Na3PO4 là 2 - 3%

Khi dùng phải pha chế thành dung dịch có nồng độ 20% không được trực tiếp bỏ hoá chất ở thể rắn vào lò hơi.

– Công việc sấy và kiềm lò hơi được thực hiện như sau:

+ Bơm dung dịch hoá chất vào lò, mở van xả le để thoát khí ra ngoài.

+ Bơm nước vào lò đến vạch cao nhất của ống thuỷ.

+ Tiếp theo thực hiện thao tác như việc chuẩn bị vận hành lò và khởi động đốt lò.

+ Trong thời gian khoảng 6 - 8h duy trì việc đốt lò ngọn lửa nhỏ. Xả hơi ra ngoài theo van xả le hoặc van cấp hơi không cho tăng áp lực. Khi mức nước tụt xuống cần cấp thêm nước vào lò.

+ Đóng van xả le, van an toàn, hoặc van hơi và tăng cường chế độ đốt để nâng dần áp suất của lò từ 0 (Plv -2)KG/cm2 trong vòng 6h. Khi áp suất lò hơi đã đạt. (Plv-2)KG/cm2 duy trì ở áp suất đó trong 12 - 24h

+ Giữ mực nước của lò ở vạch cao nhất trong ống thuỷ sáng  trong thời gian sấy và kiềm lò.

+ Ngừng đốt lò cho lò giảm áp và nguội dần, khi áp suất của lò bằng 0KG/cm2 và nhiệt độ của nước lò nhỏ hơn 700C thì mở van xả tháo hết nước ra ngoài.

+ Khi lò hơi nguội hẳn bơm đầy nước sạch vào lò bằng cách gạt núm điều khiển bơm bằng tay, sau đó xả hết. Bơm như vậy 3 lần thì công việc kiềm lò kết thúc.

Bước 4: Khởi động hệ thống lò bắt đầu chế độ làm việc

  • Mở nguồn cấp điện chính.
  • Tiến hành cấp nhiên liệu vào buồng đốt. Tùy hệ thống mà quá trình này diễn ra thủ công hoặc tự động.
  • Mở van khóa nước 2 chiều, cho nước chảy vào lò đến mức thấp nhất của ổng thủy.
  • Sau đó xả hết nước động.
  • Đóng van cấp hơi chính và mở van xả khí để cho khí đi ra ngoài.
  • Bật quạt hút để thổi toàn bộ khí đang bị đọng lại trong buồng đốt.
  • Cấp thêm nước cho buồng đốt.
  • Mở van hệ thống ống tái tuần hoàn nhằm mục địch làm mát hệ thống hâm nước.
  • Bật quạt cấp khí.
  • Đợi cho đến khi áp suất đạt 1 – 1.5 atmosphe, thì tiến hành bước vận hành lò hơi ổn định.

Nhóm lò.

Nhóm lò cũng là một thao tác khá quan trọng trong quá trình vận hành lò hơi, trước khi nhóm lò ta cần chú ý những điều sau:

  • Đóng: Van xả, van an toàn, van hơi
  • Mở: Van cấp nước, van xả khí, van 3 ngả của áp kế, van lưu thông với ống thủy.
  • Nguồn điện trong tủ đèn báo hiệu nên được đóng lại.
  • Đảm bảo nước trong bể nước mềm được bơm đủ, nếu nước cạn thì không thể tiến hành khởi động lò hơi được.
  • Mở cửa thông gió khoảng 15 phút.
  • Cấp liệu cho buồng đốt:
    • Củi: Nên rải một lớp củi vụn, dễ bắt lửa bên dưới lớp củi to.
    • Than: Lót một lớp than mỏng xung quang buồng đốt. Ở giữa nên chất củi khô.

Tiến hành nhóm lò:

  • Sử dụng giẻ khô tẩm dầu để làm vật mồi lửa rồi đưa vào lò hơi. Sau khi củi đã cháy kiệt và làm than bên dưới cháy đỏ, ta lại tiếp tục phủ một lớp than khác lên trên.
  • Đóng cửa lò để giảm lượng không khí thổi vào buồng đốt. Quá trình nhóm lò như thế này có thể tốn 40 phút.
  • Khi lò hơi bắt đầu sản sinh hơi nước, ta đóng các van lại để tăng sức hút và cải thiện quá trình cháy. Kiểm tra tình trạng các van, ống thuỷ và đảm bảo áp suất hơi nằm trong khoảng từ 1 đến 1,5 kG/cm2.
  • Trường hợp áp suất lò đạt 2 kG/cm2, ta nên thận trọng dùng cờ lê tay ngắn vặn chặn các đai ốc trong phạm vi lò hơi.
  • Khi áp suất lò đạt đỉnh điểm, ta tiến hành mở van hơn, van nước nối giữa lò hơi và bình cấp nước để kiểm tra hệ thống cấp nước.
  • Nếu nước được cấp vào lò bình thường, ta có thể nâng áp suất lò lên đến mức áp suất giới hạn. Khi đạt được mức áp suất này, ta nên kiểm tra sự hoạt động của lò và đảm bảo van an toàn làm việc.
  • Công việc vận hành lò hơi công nghiệp được kết thúc khi đưa áp suất lò lên đến áp suất giới hạn và kiểm tra hoạt động của lò

Bước 5:  Vận hành lò hoạt động

1.Chế độ đốt lò:

Trong quá trình cấp hơi, lò phải giữ đúng chế độ đốt tức là phải đảm bảo nhiên liệu cháy hoàn toàn, nếu có nhiều khói đen thì phải cấp thêm gió, tăng sức hút; nếu không nhìn rõ khói thì phải hạn chế viêc cấp gió, giảm sức hút. Nếu khói ra có mầu xám là chế độ đốt tốt. Than cho vào lò phải rải đều trên mặt ghi và cho vàp từng lượng nhỏ để duy trì việc cháy đếu trên mặt ghi. Thao tác cấp than, cào xỉ phải nhanh chóng và sau đó đóng ngay cửa lại.

 Lớp than, củi trên mặt ghi dao động khoảng 300mm. Xỉ được cào ra bằng cửa tro, cửa bụi. Việc cào xỉ, bụi được thực hiện theo chu kỳ và thao tác cần tăng sức hút của lò bằng cách mở to lá chắn khói.

Cần thường xuyên theo dõi chế độ cháy của lò hơi qua tấm phản chiếu trên đỉnh vòi dầu.

2.Cấp hơi

Khi áp suất trong lò gần tương đương áp suất làm việc tối đa thì chuẩn bị cấp hơi. Trước khi cấp hơi mực nước trong không nên để cao mức bình thường. Khi cấp hơi chế độ cháy phải ổn định.

Khi cấp hơi mở từ từ van hơi chính để một lượng hơi nhỏ làm nóng đường ống dẫn hơi và xả hết nước đọng trên đường ống dẫn hơi khoảng 10 ÷ 15 phút, trong thời gian quan sát hiện tượng dãn nở ống và giá đỡ ống, nếu thấy bình thường thì mở hết cỡ van hơi chính để cấp hơi đi. Việc mở van hơi phải từ từ, khi mở hết cỡ thì xoay ngược lại nửa vòng vô lăng van hơi lại.

Để tránh hiện tượng hơi có lẫn nước, nước được cấp vào lò phải từ từ, không nên cho mức nước trong lò cao quá mức bình thường theo ống thuỷ.

3.Cấp nước

Trong thời gian vận hành lò phải giữ vững mực nước trong nồi hơi, không nên cho lò vận hành lâu ở mức thấp nhất và mức cao nhất giới hạn. Lò hơi được cấp nước định kỳ do bình cấp nước trung gian hoặc bơm tay (bơm điện) đảm đương qua cụm van một chiều và van tay. Lò hơi nên trang bị thêm một bơm tay hay bơm điện có lưu lượng không nhỏ hơn 0,3m3/h và áp lực không nhỏ hơn áp lực làm việc + 1kg/cm2. Nước cấp có độ cứng toàn phần không vượt quá 0,5mgđl/lít: pH = 7÷10

4.Chế độ xả bẩn

Xả bẩn đường hơi và xả bẩn cặn lò hơi. Việc xả bẩn đường hơi được xả định kỳ qua cụm van xả cốc ngưng, ngoài ra ta có thể xả bẩn bằng van tay trực tiếp.

Xả bẩn cặn lò tuỳ theo chế độ nước cấp ở từng đơn vị sử dụng lò mà xác định số lần xả bẩn trong một ca. Nước cấp càng cứng, độ kiềm càng cao thì số lần xả càng nhiều. Ít nhất trong một ca phải xả bẩn 2 lần, mỗi lần từ 2 ÷3 hồi, mỗi hồi từ 10 ÷15 giây. Trước khi xả nên nâng cao mức nước trong nồi lên mức nước trung bình khoảng 25 ÷50mm theo ống thuỷ là vừa.

Ống thuỷ phải được thông rửa ít nhất 2 lần trong một ca. Van an toàn cũng phải được kiểm tra 1 lần trong 1 ca( bằng cách kéo chốt trên thân van).

Bước 6. Ngừng lò

1.Ngừng lò bình thường

Thực hiện theo trình tự sau:

  • Đóng van cấp hơi và van xả hơi ra ngoài khí quyển bằng cách kênh van an toàn, giảm dần áp suất của lò xuống, nâng mức nước của lò đến cao nhất của ống thuỷ bằng cách thêm nước vào lò.
  • Ngừng cấp than và đóng cửa tro, cửa than lại, đóng bớt lá chắn khóí.
  • Cho lò nguội từ từ có sự giám sát thường xuyên của người vận hành lò hơi.

Việc tháo nước ra khỏi lò hơi để vệ sinh phải có sự đồng ý của người phụ trách nhà lò hơi và chỉ được tháo nước khi áp suất hơi bằng 0kg/cm và nhiệt độ nước lò 70÷80˚C, đồng thời thực hiện kênh van an toàn lên từ từ.

2.Ngừng lò khi có sự cố

Thực hiện theo trình tự sau

  • Chấm dứt cung cấp nhiên liệu và không khí, lá chắn khói đóng gần hoàn toàn.
  • Nhanh chóng cào than đang cháy ra khỏi buồng đốt.
  • Sau khi đã chấm dứt sự cháy thì đóng hết các cửa van và lá chắn khói lại.
  • Đóng van cấp hơi và cho thoát hơi ra ngoài bằng cách kênh van an toàn.
  • Cấp đầy nước vào lò. Nếu là sự cố cạn nước thì nghiêm cấm việc cấp nước vào lò.
  • Để lò nguội từ từ dưới sự giám sát của người vận hành lò. Tuyệt đối không được dùng nước để dập lửa trong lò.

Vận hành đúng theo các bước giúp lò hơi hoạt động tốt hơn 

Vận hành đúng theo các bước giúp lò hơi hoạt động tốt hơn

Những việc nên làm khi vận hành lò hơi

Thường xuyên làm sạch muội ở quạt thổi

Làm sạch thiết bị đo nước mỗi ca một lần

Kiểm tra van an toàn, mỗi tuần một lần

Xả đáy mỗi ca theo yêu cầu

Đóng kín tất cả các cửa lò

Kiểm soát các dòng khí lò

Làm sạch, xả phễu đựng xỉ tro mỗi ca

Theo dõi khói lò và kiểm soát lửa cháy

Kiểm tra bộ phận cấp nhiên liệu tự động bằng cách thỉng thoảng dừng cấp nước trong một thời gian ngắn.

Định kỳ kiểm tra các rò rỉ

Kiểm tra hoạt động của các van, van điều tiết, vv… mỗi tuần một lần

Tra dầu mỡ cho tất cả các thiết bị cơ khí để chúng làm việc tốt.

Giữ vệ sinh các bảng cầu dao và thiết bị điều khiển.

Giữ sạch khu vực, không có bụi. Đặt các phương tiện chữa cháy ở vị trí luôn luôn sẵn sàng.Tổ chức diễn tập PCCC mỗi tháng một lần.

Sổ nhật ký phải được điền đầy đủ

Đổi hướng quạt FD nếu quạt ID đổi hướng.

Kiểm tra hoặc hiệu chỉnh thiết bị đo CO2 hoặc O2 ba tháng một lần

Định kỳ kiểm tra các bẫy hơi

Cần kiểm tra chất lượng của hơi, nước mỗi ngày một lần hoặc mỗi ca một lần nếu có thể.

Kiểm tra chất lượng nhiên liệu mỗi tuần một lần

Mở các van xả gia nhiệt phụ trong quá trình khởi động.

Mở các van khí khi khởi động và khi tắt.

Những việc nên làm khi vận hành lò hơi giúp tăng tuổi thọ lò hơi 

Những việc nên làm khi vận hành lò hơi giúp tăng tuổi thọ lò hơi

Những việc không nên làm khi vận hành lò hơi

Không châm lửa đuốc ngay sau tắt lửa

Không xả nước khi không cần thiết

Không mở các cửa lò khi không cần thiết.

Không thường xuyên dùng các van an toàn (Kiểm soát vận hành)

Không để phễu chứa xỉ tro quá tải.

Không tăng tốc độ cháy lên quá giới hạn

Không cấp nước thô

Không vận hành lò hơi một cách tùy tiện

Không vận hành lò hơi quá tải trên thực tế

Không để mức nước quá cao hoặc quá thấp.

Không vận hành quạt thổi muội lò hơi ở mức cao tải

Không đổi hướng quạt ID khi đang vận hành.

Không quan sát trực tiếp lửa trong lò, sử dụng kính bảo hộ

Tránh để lớp nhiên liệu quá dày

Không để các nhân viên/kỹ thuật viên chưa qua đào tạo vận hành lò hơi

Không xem thường các dấu hiệu bất thường (âm thanh thay đổi, hoạt động thay đổi, khó điều khiển), điều tra nguyên nhân

Không bỏ qua bảo trì hàng năm

Không mồi lò hơi

Không để hơi tạo thành trong economizer (bộ hâm nước) (theo dõi nhiệt độ.)

Không để ghi lò bị trống (rải nhiên liệu đều)

Không vận hành lò hơi với ống nước bị rò rỉ.

Như vậy, Khi vận hành lò hơi, sẽ có những việc cực kỳ quan trọng cần phải làm. Và phải làm một cách cẩn thận chi tiết theo đúng trình tự thì mới đảm bảo an toàn. Từ đó duy trì hiệu suất làm việc ổn định, kéo dài tuổi thọ của lò hơi. Góp phần đảm bảo duy trì năng suất công việc, tiết kiệm chi phí cho nhà máy và doanh nghiệp.

0917754059