Phương pháp tính toán thiết kế lò hơi tầng sôi: Thiết kế buồng đốt

Sau khi xác định được các vấn đề khi tính toán thiết kế lò hơi, chúng ta sẽ đi vào thiết kế từng bộ phận riêng của lò hơi tầng sôi. Ở phần này, Lò hơi Bách Khoa sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết kế buồng đốt- một trong những bộ phận quan trọng nhất của lò hơi tầng sôi.

Tính chọn một số thông số thiết kế buồng đốt

Khi lựa chọn cấu hình một buồng đốt lớp sôi, cần phải tính chọn một số thông số quan trọng sau:

Diện tích ghi phân phối gió – Fghi: Dựa trên cơ sở lý thuyết và thực nghiệm, có thể có các xác định diện tích ghi phân phối gió như sau:

Theo tiêu chuẩn tính nhiệt:

                                         Fghi = Btt.Vkhoi.(θls +273)/273. w, m2                       

Trong đó:     Btt - Tiêu hao nhiên liệu tính toán, kg/s;

                     Vkhoi - Thể tích khói, m2tc/kg.nl;

                     θls - Nhiệt độ lớp sôi, oC;

                     w- Tốc độ không khí hoặc khói đi qua lớp sôi ở nhiệt độ tính toán.

Có thể chọn sơ bộ diện tích ghi theo cường độ toả nhiệt của một đơn vị diện tích ghi: qghi = 1÷2 (MW/m2) - đối với lò tầng sôi bọt.

Hoặc xác định theo công thức thực nghiệm sau:

                     Qghi = 3,8. w.273/[αbl (273 + θls)],        (MW/m2)                  

Trong đó:   αbl - Hệ số không khí thừa.

                  Fghi = (0,3÷0,35).D, m2                                   

    Diện tích bề mặt đốt nằm trong lớp sôi: Hls = (1,4÷1,6).D, m2

Trong đó:   D - Công suất hơi, tấn/h.

- Nhiệt độ lớp sôi θls: Phụ thuộc chủ yếu vào loại nhiên liệu. Với các loại nhiên liệu khó cháy, để ổn định cháy, nhiệt độ làm việc lớp sôi nên lấy bằng 900÷950oC, và phải nhỏ hơn nhiệt độ bắt đầu mềm của tro (T1) hơn 50oC.

- Tốc độ sôi của buồng đốt tầng sôi bọt: chọn trong khoảng 1÷3,5÷4,0  m/s. Hoặc có thể chọn theo lượng không khí thổi qua 1 m2 diện tích ghi, lượng không khí vận hành tối ưu, cỡ 2000÷2800 m3tc /m2 ghi (tức bằng khoảng 3÷4 lần lượng gió tối thiểu để lớp hạt bắt đầu sôi). Tốc độ sôi không nên lớn hơn 0,5. w­bay.

- Trở lực phần buồng đốt lớp sôi: Chủ yếu gồm trở lực của ghi Δpghi và trở lực của lớp hạt trơ Δpls. Trở lực của ghi nên khá lớn để đảm bảo phân bố không khí đều trên toàn bộ bề mặt lớp, thường chọn Δpghi = Δpls;  Δpghi    200 mmH­2O.

- Về kết cấu: Buồng đốt lớp sôi nên có hình dạng phía dưới nên nhỏ hơn phía trên, tức là tường buồng đốt đoạn dưới có góc loe, mở ra lên phía trên, với góc loe cỡ 40o÷50o (xem hình 2.1).

- Chiều cao lớp hạt trơ: Ở trạng thái tĩnh cần phù hợp với cột áp của quạt gió. Khi không bố trí bề mặt đốt trong lớp sôi, chiều cao tĩnh của lớp hạt trơ không nên lớn quá 400÷500mm; nhưng cũng có thể đạt tới 1,0m. Cỡ hạt trơ 0,5÷2,0mm; cỡ hạt nhiên liệu có thể đến 50mm, nhưng thông dụng có cỡ 0÷6,0mm.

- Thể tích buồng đốt: Được tính toán để đảm bảo làm mát khói ra khỏi buồng lửa tới nhiệt độ nhỏ hơn nhiệt độ trung bình lớp sôi 150oC÷300oC, tốc độ khói nóng ở vùng trên buồng lửa, phía ra khỏi buồng lửa càng nhỏ càng tốt, cỡ trên dưới 1m/s.

Tính nhiệt buồng đốt BFB

Việc tính nhiệt buồng đốt BFB thông qua các bước tính toán chính sau:

a) Tốc độ sôi tới hạn nhỏ nhất wth: Cần phải tính cho hạt có cỡ hạt là dk. Công thức dùng để tính wth là công thức tính tốc độ sôi tới hạn thông thường:

                                         Reth = (a2 + b.Ar)0,5 – a    

Trong đó:     a = 42,85(1-εth)/Φ; b = 0,571. εth3

hoặc đơn giản hơn:

                                         Reth = Ar/(1400 + 5,22.Ar0,5),     nếu εth = 0,40 (2.6)

                                         Reth = Ar/(710 + 4,0.Ar0,5),        nếu εth = 0,48 (2.7)

                                         Reth = Ar.εth4,75/[18 + 0,6.(Ar.εth4,75)0,5]                       (2.8)

Từ (2.8) tính được wth = υkhi.A

Trong đó:     Ar = g.d3.(ρhatkhi - 1)/υ2.

ρhat và Φ là khối lượng riêng, kg/m3 và hệ số hình dạng hạt;

                         ρkhi và υkhilà khối lượng riêng của khí, kg/m3và độ nhớt động học của khí m2/s;

                       εth : độ rỗng của khối hạt ở chế độ bắt đầu sôi; khi số liệu về εth và Φ không tin cậy, có thể lấy như sau: a= 33,7; b= 0,0408.εth = 0,40÷0,48; độ         nhớt động lực học của khí khói ở áp suất khí quyểnµ =1,5.10 -6.T1,5/(T+123,6), N.s/m2; khối lượng riêng không khí (có thể dùng cho khói với sai số nhỏ) ρkhi = 1,293.273/T, kg/m3;υkhi = µ/ρkhi.

b) Tốc độ bay của hạt wbay: là tốc độ dòng khí mà khi đó lực khí động dòng khí tác dụng lên hạt lớn hơn trọng lượng nổi của hạt, với tốc độ này hoặc lớn hơn, hạt bị cuốn và bay cùng dòng khí. Tốc độ bay của hạt cũng tính theo các công thức sau:

                                         wbay =Rebay.υ/dhat                                  (2.10)

                                         Rebay = Ar/(18+ 0,61.Ar0,5 )                  (2.11)

  Dưới đây đưa ra các giá trị wthvà wbay của hạt có ρhat = 2,65g/cm3, khi thổi bằng không khí có nhiệt độ 20oC và 1000oC; εth =0,4.

Bảng giá trị wth và wbay của hạt có ρhat = 2,65g/cm3

Bảng giá trị wthwbay của hạt có ρhat = 2,65g/cm3

c) Nếu có dùng đá vôi để khử Lưu huỳnh trong nhiên liệu: Thể tích khí CO2 trong khói sẽ tăng một lượng VRO2,K do đá vôi bị nhiệt phân, do đó:

                                         VRO2,K = VRO2+ 0,157Bdavoi/Btt              (2.12)

                                         Vkhoi = Vkhoi+ 0,3125.Bdavoi/Btt             (2.13)

d) Phân lượng tro bay trong khói của lò lớp sôi bọt (ab):

Phụ thuộc cỡ hạt nhiên liệu; tính chất vật lí của tro và tốc độ làm việc của khói trong buồng đốt. Giá trịab chọn theo kinh nghiệm, lấy trong khoảng 0,15÷0,6; (có khi có thể lên tới 1,0) hoặc xác định theo đồ thị hình 2.2; và 1 = abay + axi.

Xác định phần tro bay abay trong khói

Xác định phần tro bay abay trong khói

e) Cân bằng nhiệt:

Tổn thất nhiệt q3: của buồng đốt lớp sôi công suất nhỏ có thể lấy bằng 0,5÷1,0%.

Tổn thất nhiệt do cháy không hết về cơ khí q4: Tính dựa theo phần tổn thất cháy không hết do nhiên còn nằm trong xỉ q4xi và tổn thất cháy không hết do nhiên còn nằm trong tro bay q4bay:

                                         q4 = q4xi + q4bay                                               (2.14)

                                         q4xi = 32,65.Alv.axixi/Qtlv.(100- Гxi),          %       (2.15)

Trong đó:     Qtlv - Nhiệt trị thấp làm việc của nhiên liệu, MJ/kg;

                     axi = 1 - abay: Phần tro nhiên liệu thải khỏi lớp từ đáy buồng lửa;

                     Гxi - Phần nhiên liệu chưa cháy nằm trong tro của lớp sôi;

                     Alv - Phần tro của nhiên liệu, %.

Giá trị q4xi sẽ lấy bằng 0,5÷2,0% với loại nhiên liệu có Alv < 50%; với nhiên liệu có Alv> 50% tính q4xi theo công thức (2-15), khi đó giá trị Гxi đối với đa số nhiên liệu lấy bằng 0,5÷3%, hoặc có thể xác định theo hình sau:

Xác định chất cháy còn trong xỉ lò lớp sôi

Xác định chất cháy còn trong xỉ lò lớp sôi

f) Trao đổi nhiệt trong buồng đốt lớp sôi:

Tính nhiệt các bề mặt đốt trong lớp sôi bọt cũng tiến hành hoặc theo phương pháp tính thiết kế hoặc tính kiểm tra, dựa vào hai phương trình cơ bản sau:

Phương trình truyền nhiệt:        QTNLS =  KLS.HLS.Δt.10-3                         (2.21)

Trong đó:     QTNLS- Nhiệt truyền trong lớp sôi, kW;

                     KLS - Hệ số truyền nhiệt trong lớp sôi;

                     HLS - Diện tích bề mặt đốt nằm trong lớp, m2

                     Δt - Độ chênh nhiệt độ giữa lớp sôi và môi chất.

Phương trình cân bằng nhiệt:    QCBLS = χLS.φ.Btt.[QBL- I”BL]- Qxi       (2.22)

Trong đó:     QCBLS - Nhiệt lượng truyền trong lớp sôi, kW;

                     χLS - Hiệu quả cháy kiệt nhiên liệu, thường có giá trị 0,75÷0,9 tuỳ theo loại nhiên liệu,cỡ hạt, có thể chọn theo bảng 2.2.

                     φ - Hệ số bảo ôn

                     Btt - Tiêu hao nhiên liệu tính toán, kg/s.

QBL = Qtlv + Ikkl : Nhiệt lượng đưa vào buồng lửa, kJ/Kg.

                     Qxi = Btt.Qtlv.q6/100 : tổn thất nhiệt vật lí của xỉ, kW.

thông số thành phần trong than

Cân bằng hai phương trình (2.21) và (2.22), tìm được diện tích bề mặt đốt cần bố trí trong lớp sôi:      HLS = QTNLS/(KLS.Δt ), m2

          Khi tính thiết kế, nhiệt độ trung bình lớp sôi nên chọn trong khoảng (850÷950)oC (giá trị lớn dùng cho nhiên liệu khó đốt). Nhiệt độ khói ra khỏi lớp sôi θ”LS = θLS- (30÷50)oC. Nếu đốt nhiên liệu có nhiệt trị cao hoặc khi bố trí nhiều bề mặt đốt lớp; Khi đốt nhiên liệu dễ cháyvà bố trí ít bề mặt đốt trong lớp, chọn θ”LS = θLS.

          Khi tính kiểm tra, do đã biết HLS, sau khi cân bằng (2.21) và (2.22), được:

QTNLS = KLS.HLS.Δt.10-3 = QCBLS = χLS.φ.Btt.[QBL- I”BL] - Qxi

                               I”BL = QBL- (KLS.HLS. Δt.10-3 + Qxi)/(χLS.φ.Btt)                  (2.23)

Từ đó xác định θ”LS.

          Hệ số tản nhiệt  KLSαLS = αbx + αđl

Trong đó:     αbx - Hệ số tản nhiệt bức xạ, xác định phụ thuộc nhiệt độ trung bình lớp sôi và bề mặt đốt theo công thức sau:

                    αbx = σo.als.0,5.(avo+1).(Tls4 - Tvo4)/(Tls - Tvo), W/m2.K                  (2.24)

Trong đó:     σo = 5,67.10-8 W/m2.K : Hằng số bức xạ của vật đen tuyệt đối.

                     als = 0,7÷0,8 : độ đen của vật liệu hạt lớp sôi.

                     avo = 0,82 : độ đen của bề mặt trao đổi nhiệt.

                     αđl - Hệ số tản nhiệt đối lưu.

  • Đối với bề mặt đốt dạng dàn ống đứng hoặc mặt phẳng đứng:

                               αđl = 1554,4.λkhi.(1-Kε).Re0,23hat/∂TD,          W/m2.K                  (2.25)

Trong đó:     λkhi - Hệ số dẫn nhiệt của khói ở nhiệt độ làm việc, W/m.K

                     Kε = [18.Rehat + 0,36.Re2hat)/Ar ]0,21                                    (2.26)

                     Ar = (g.∂TDhat)/(υ2khikhi)                                                   (2.27)

  • Đối với bề mặt đốt dạng chùm ống nằm ngang:

Khi:   (Pr.Chat/Ar.Ckhi) < 10-4

αđl = 2969,6.λkhi.CS.Re.[(1-Kε)/Kε]1,2.(Pr.Chat/Ar.Ckhi)0,3/∂TD, W/m2.K         (2.28)

Khi:   (Pr.Chat/Ar.Ckhi) > 10-4

αđl = 16356.λkhi.CS.Re.[(1 - Kε)/Kε]1,2.(Pr.Chat/Ar.Ckhi)0,3/∂TD, W/m2.K         (2.29)

Trong đó:     Pr = υ/a : Số Prantl của khí.

                     Ckhi; Chat - Nhiệt dung riêng của khí khói và của hạt, kJ/Kg

CS = CS1.CS2;          CS1 = (S1/6d)0,3

Khi:   S1> 6d;         CS1 = 1;        CS2 = (S2/2d)0,3

Khi:   S2> 2d;         CS2 = 1

                               S1; S2 - Bước ống ngang và dọc

Tính truyền nhiệt phần trên lớp sôi: Trên lớp sôi có thể phân thành 2 lớp là phần ngay trên lớp (có chiều cao 300÷400mm, còn gọi là phần trung gian; phần chuyển tiếp), và phần trên buồng lửa, là phần còn lại của buồng lửa. Để đơn giản tính toán, người ta tính truyền nhiệt chung một bước cho phần bề mặt đốt trên lớp sôi và trên buồng lửa, và xác định nhiệt độ khói ra khỏi buồng lửa θ”BL theo công thức thực nghiệm sau:

θ”BL = {[θo + 273]/{[C.(To/1000)4.4,18.HTLS/Btt.QTLS]0,6 +1}} - 273      (2.30)

Trong đó:     Btt - kg/h

                     QTLS - kJ/kg

                     C- Hệ số kinh nghiệm, khoảng 4000÷6000

To = θ0 + 273 : Nhiệt độ cháy tuyệt đối lí thuyết, xác định theo nhiệt lượng đưa vào phần trên buồng lửa QTBL = χLS.I”LS + (1- χLS).Qtlv

Trong đó:     χLS - Hiệu quả cháy kiệt trong lớp sôi; xác định ở phần tính lớp sôi

                     I”LS - Entanpi khói ra khỏi lớp sôi; đã xác định ở phần tính lớp sôi

HTLS - Tổng diện tích bề mặt đốt bức xạ bố trí trên lớp sôi (phần trên buồng lửa).

Trên đây là toàn bộ thông tin và phương pháp tính toán thiết kế buồng đốt lò hơi tầng sôi. Hy vọng sẽ là thông tin hữu ích khi bạn đang muốn tìm hiểu về lĩnh vực thiết kế lò hơi.

0917754059