Quy trình vận hành lò hơi 6 bước đúng cách đem lại hiệu quả cao
Lò hơi là thiết bị có cấu tạo gồm nhiều bộ phận, hoạt động trong môi trường áp suất và nhiệt độ cao. Quy trình vận hành lò hơi cần phải được thực hiện đúng cách. Như vậy mới đảm bảo an toàn và ổn định trong hoạt động. Bài viết dưới đây mô tả chi tiết các bước vận hành lò hơi công nghiệp.
Giới thiệu đầy đủ quy trình vận hành lò hơi
Như chúng ta biết, lò hơi công nghiệp là thiết bị có cấu tạo phức tap. Khi tiến hành vận hành một lò hơi mới đưa vào hoạt động cần phải thực hiện chu đáo. Quy trình vận hành lò hơi đúng cách và an toàn sẽ bao gồm 6 bước sau đây:
+ Kiểm tra hệ thống lò hơi.
+ Sấy và kiềm lò.
+ Nhóm lò.
+ Vận hành lò.
+ Ngừng lò.
+ Vệ sinh và bảo dưỡng lò.
Dưới đây là chi tiết những công việc cần làm trong từng bước:
Bước 1: Kiểm tra hệ thống lò hơi
Những bộ phận cần phải kiểm tra gồm có:
- Hệ thống cấp nhiên liệu, hệ thống đường ống dẫn, bồn chứa nước cấp, hệ thống bơm, quạt, bộ điều khiển, bộ cấp điện, Các loại van khoá an toàn.
- Thiết bị đo lường và an toàn, Vạch chỉ của đồng hồ áp kế chỉ áp suất làm việc tối đa cho phép. Ống thuỷ sáng phải báo mức nước đủ chuẩn để lò vận hành.
- Van an toàn lúc làm việc: chỉnh ở mức Plv+ 0,2KG/cm2
- Van kiểm tra: chỉnh ở mức Plv+ 0,3KG/cm2
- Kiểm tra và bổ sung nước vào bồn chứa nước cấp và bồn nước dự trữ.
- Kiểm tra và bổ sung đầy đủ thiết bị và nhiên liệu cấp cho lò hơi: gồm có xà beng, cào, xẻng…
- Nhân viên vận hành lò hơi cần phải thực hiện quy trình kiểm tra cẩn thận, để đảm bảo tất cả đều đầy đủ, chuẩn bị bước vào bước tiếp theo.
Bước 2: Sấy và kiềm lò
- Lò hơi vừa mới lắp đặt xong, trước lúc đưa lò vào sử dụng, cần tiến hành sấy và kiềm lò.
- Với mục đích làm sạch dầu mỡ, rỉ sắt, cáu cặn trên bề mặt bên trong của lò hơi, sấy khô phần gạch, vữa, bảo ôn của lò.
- Công đoạn sấy và kiềm lò được tiến hành đồng thời với công đoạn khởi động lò.
- Trong sấy và kiềm lò cần sử dụng hoá chất Natrihydroxyt (NaOH) hoặc trinatri phốt phát (Na3PO4). Nồng độ kiềm của nước là: Đối với NaOH là 3 đến 4%; Đối với Na3PO4 là 2 đến 3%
- Theo chuyên gia thì hoá chất trên phải pha chế thành dung dịch có nồng độ 20% thì mới đem lại hiệu quả tốt nhất. Tuyệt đối không bỏ trực tiếp vào lò hơi.
Thứ tự các công việc cần làm để sấy và kiềm lò gồm có:
+ Hoá chất được bơm vào lò hơi, mở van xả le để thoát khí ra ngoài.
+ Tiến hành bơm đầy nước vào lò hơi đến vạch co nhất trên ống thuỷ.
+ Sau đó làm các thao tác giống như việc khởi động đốt lò vận hành.
+ Đốt lửa nhỏ trong thời gian từ 6 đến 8 tiếng. Xả hơi ra ngoài theo van xả le hoặc van cấp hơi để áp suất trong lò hơi không tăng lên. Quan sát thấy mức nước tụt xuống thì bơm thêm nước vào lò.
+ Đóng van xả le, van an toàn, hoặc van hơi và tăng cường chế độ đốt để nâng dần áp suất của lò trong vòng 6h tiếp theo. Khi áp suất lò hơi đã đạt mức quy định, cần duy trì ở áp suất đó trong 12 đến 24h.
+ Trong thời gian sấy và kiềm lò tuyệt đối không được để mức nước giảm xuống.
+ Dừng đốt lò để giảm áp suất và nguội lò, khi áp suất của lò = 0KG/cm2 và nhiệt độ của nước lò < 70 độ, thì mở van xả tháo hết nước ra ngoài.
+ Nếu thấy lò nguội hẳn, tiến hành bơm đầy nước sạch vào lò, sau đó xả hết. làm lại 3 lần như vậy và công việc kiềm lò đã hoàn thành.
Bước 3: Tiến hành nhóm lò
1. Công tác chuẩn bị:
Thực hiện các công việc sau đây:
Đóng các van xả, van hơi, van an toàn lại. Mở van xả khí, mở các van cấp nước cho lò, mở van lưu thông với ống thuỷ, mở van 3 ngả của áp kế.
Cấp điện cho hệ thống bằng cách đóng điện trong tủ, đèn nguồn báo hiệu sáng. Bật bơm ở chế độ bằng tay, bơm nước vào cho đến vạch quy định mức thấp nhất của ống thuỷ, kiểm tra độ kín của các van và mặt bích.
Đóng van cấp nước vào lò, mở van bơm nước vào bình cấp nước trung gian cho đến khi đầy thì đóng lại.
Tiến hành cung cấp nhiên liệu vào buồng đốt.
2. Nhóm lò:
Tuỳ thuộc vào cấu tạo của từng loại lò hơi mà thực hiện quá trình nhóm lò cho hiệu quả. Đảm bảo nhiên liệu được đốt cháy hoàn toàn trong buồng đốt.
Khi lò đã xuất hiện hơi nước thì đóng các van lại, cho tăng sức hút và quá trình cháy, kiểm tra tình trạng các van.
Thông rửa ống thuỷ, áp kế khi áp suất hơi từ 1÷1,5kG/cm2 và theo dõi hoạt động của thiết bị đó.
Khi áp suất lò đạt 2kG/cm2 thận trọng dùng cờ lê tay ngắn vặn chặt các đai ốc trong phạm vi lò hơi.
Khi lò đạt mức áp suất làm việc tối đa, kiểm tra hệ thống cấp nước cho lò bằng cách mở van hơi, van nước nối giữa lò và bình cấp nước trung gian, nếu thấy nước được cấp vào lò là bình thường.
Nâng áp suất lò lên làm việc của van an toàn, van an toàn phải làm việc và kim áp kế sẽ vượt quá vạch đỏ một chút.
Công việc của nhóm lò được kết thúc khi đã đưa áp suất lò lên áp suất giới hạn và kiểm tra xong sự hoạt động của lò.
Bước 4: Vận hành lò hơi
1. Duy trì chế độ đốt lò:
Duy trì chế độ đốt bình thường, ổn định cho lò hơi. Luôn đảm bảo nhiên liệu cháy hoàn toàn, nếu khói ra có màu xám thì đó là chế độ đốt tốt nhất.
Khi thấy có nhiều khói đen thì phải cấp thêm gió, tăng sức hút; nếu không nhìn rõ khói thì phải hạn chế viêc cấp gió, giảm sức hút.
Nhiên liệu cấp vào lò phải đúng liều lượng để duy trì việc cháy đếu trên mặt ghi.
2. Tiến hành cấp hơi
Khi cấp hơi chế độ cháy phải ổn định. Khi áp suất trong lò gần tương đương áp suất làm việc tối đa thì tiến hành cấp hơi. Trước khi cấp hơi mực nước trong lò không nên để cao mức bình thường.
Khi cấp hơi mở từ từ van hơi chính để một lượng hơi nhỏ làm nóng đường ống dẫn hơi. Đồng thời xả hết nước đọng trên đường ống dẫn hơi khoảng 10 ÷ 15 phút.
Quan sát hiện tượng dãn nở ống và giá đỡ ống, nếu thấy bình thường thì mở hết cỡ van hơi chính để cấp hơi. Việc mở van hơi phải từ từ, khi mở hết cỡ thì xoay ngược lại nửa vòng vô lăng van hơi lại.
Lúc này nước được cấp vào lò phải từ từ, không nên cho mức nước trong lò cao quá mức bình thường theo ống thuỷ. Để tránh hiện tượng hơi có lẫn nước.
Đặc biệt lưu ý :
Mở nhẹ van hơi chính từ từ để ống dãn nở nhiệt đều và đuổi nước ngưng trong đường ống tránh hiện tượng va đập thủy lực gây nổ lò hơi.
Nước trong ống thuỷ luôn ở mực trung bình trong quá trình mở van cấp hơi đến nơi tiêu thụ.
3. Tiến hành cấp nước
Khi lò hơi hoạt động phải giữ vững mực nước ổn định, không để lâu ở mức thấp nhất và mức cao nhất.
Lò hơi được cấp nước định kỳ bởi bình cấp nước trung gian hoặc bơm tay (bơm điện) đảm đương qua cụm van một chiều và van tay.
Lò hơi nên trang bị thêm một bơm tay hay bơm điện có lưu lượng không nhỏ hơn 0,3m3/h và áp lực không nhỏ hơn áp lực làm việc + 1kg/cm2.
Chú ý nước cấp có độ cứng toàn phần không vượt quá 0,5mgđl/lít: PH = 7÷10
4. Chế độ xả bẩn
Quá trình xả bẩn bao gồm xả bẩn đường hơi và xả bẩn cặn lò hơi. Việc xả bẩn đường hơi được xả định kỳ qua cụm van xả cốc ngưng, cũng có thể xả bẩn bằng van tay trực tiếp.
Xả bẩn cặn lò thì theo tuỳ thuộc vào chất lượng nước cấp để thực hiện. Nước cấp càng cứng, độ kiềm càng cao thì số lần xả càng nhiều.
Ít nhất trong một ca phải xả bẩn 2 lần, mỗi lần từ 2 ÷3 hồi, mỗi hồi từ 10 ÷15 giây. Trước khi xả nên nâng cao mức nước trong nồi lên mức nước trung bình khoảng 25 ÷50mm theo ống thuỷ là vừa.
Ống thuỷ phải được thông rửa ít nhất 2 lần trong một ca. Van an toàn cũng phải được kiểm tra 1 lần trong 1 ca( bằng cách kéo chốt trên thân van).
Bước 5: Ngừng lò
1. Trường hợp ngừng lò bình thường:
- Tiến hành đóng van cấp hơi và van xả hơi.
- Dừng việc cấp nhiên liệu vào buồng đốt.
- Nhân viên vận hành cho lò nguội từ từ.
2. Tiến hành ngừng sự cố lò:
- Dừng ngay việc cấp nhiên liệu và không khí.
- Nếu đốt than thì nhanh chóng cào than đang cháy ra khỏi buồng đốt.
- Đóng van cấp hơi và mở kênh van an toàn cho thoát hơi ra ngoài.
- Bơm nước cấp đầy nước vào lò hơi.
- Để lò nguội từ từ dưới sự giám sát của người vận hành lò.
Bước 6: Vệ sinh và bảo dưỡng lò
1. Tiến hành vệ sinh
- Chu kỳ vệ sinh cáu cặn trong lò hơi thông thường cứ 3 đến 6 tháng /1 lần. Quá trình này phụ thuộc vào chất lượng của nước cấp vào lò hơi.
- Vệ sinh bên trong lò được thực hiện bằng phương pháp hoá chất. kết hợp với thủ công cơ khí nhờ cửa vệ sinh ống nước, vệ sinh dưới bụng lò.
- Hoá chất được sử dụng để xử lý cáu cặn hiệu quả nhất là dung dịch NaOH có nồng độ 2%.
- Đổ đầy dung dịch NaOH vào nồi hơi và đun đến sôi, áp suất từ 0,3 ÷ 0,4 áp suất làm việc trong khoản từ 12 ÷ 24 h hoặc lâu hơn nữa tuỳ độ dày của lớp cáu cặn.
- Sau khi tháo dung dịch NaOH ra khỏi lò thì cấp nước rửa lò và vệ sinh cơ khí.
- Quá trình vệ sinh lò hơi bằng hoá chất cần được tư vấn và hỗ trợ của chuyên gia hoá học về xử lý cáu cặn.
2. Tiến hành bảo dưỡng
- Phương pháp bảo dưỡng khô với lò hơi ngừng vận hành từ ≥1 tháng.
- Phương pháp bảo dưỡng ướt với lò hơi ngừng vận hành <1 tháng.
2.1. Phương pháp bảo dưỡng khô:
- Tháo hết nước trong lò hơi ra mở các van và dùng nước rửa sạch.
- Đốt lò sấy khô( chú ý không đốt lửa to) và mở các van.
- Mở cửa vệ sinh ống ở trên thân lò và dùng 8 ÷ 10kg vôi sống và có cỡ hạt từ 10 ÷ 30mm được đặt trên những mâm nhôm đưa vào lò hơi.
- Đóng các cửa van lại. Cứ 3 tháng kiểm tra một lần, nếu thấy vôi sống vỡ thành bột thì thay mới.
2.2. Phương pháp bảo dưỡng ướt:
- Dừng vận hành lò hơi, tháo hết nước trong lò ra rửa sạch cáu cặn trong lò.
- Cho nước đã xử lý vào đầy lò và đốt lò tăng dần nhiệt độ nước lò đến 100 độ C.
- Và mở kênh van an toàn lên để thoát khí. Đóng tất cả các van lại và dập lửa.
2.3. Duy tu:
- Sau 1 tháng vận hành phải kiểm tra lại toàn bộ lò hơi 1 lần.
- Chú ý kiểm tra các loại van, ống thuỷ, áp kế, và ống sinh hơi có hiện tượng rò rỉ không.
- Hiện tượng tro có bị tích tụ ở cuối lò không, ghi lò có bị biến dạng, cháy không, các lớp vữa chịu nhiệt có bị hư hại không, án lò có bị cháy không. nếu hư hỏng cần khắc phục hoặc thay thế.
- Kiểm tra sửa chữa toàn diện, kết hợp vệ sinh cáu cặn cho lò sau khi vận hành từ 3 ÷ 6 tháng.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết quy trình vận hành lò hơi đúng cách, đem lại hiệu quả cho lò hơi công nghiệp mới đưa vào hoạt động.
Ngoài ra, trong quá trình vận hành còn có nhiều vấn đề phát sinh khác có thể xảy ra. Vì vậy nhân viên vận hành cần phải có kiến thức chuyên sâu về lò hơi và kinh nghiệm lâu năm để xử lý an toàn.
Quý khách hàng có nhu cầu học hỏi, cần tư vấn về quá trình vận hành lò hơi an toàn thì hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
HeX Boiler - CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG NHIỆT BÁCH KHOA.
Địa chỉ: Số 268B, Quốc Lộ 2, Khu 2, Xã Phù Lỗ, Huyện Sóc Sơn, Tp Hà Nội.
Hotline: 0917 754 059.
Email: info@hexboiler.com
- Cách sử dụng lò hơi đốt củi để giảm chi phí năng lượng
- Những lợi ích vượt trội của lò hơi đốt củi trong ngành sản xuất giấy
- Ứng dụng của lò hơi đốt củi trong ngành chế biến nông sản
- Tại sao lò hơi đốt củi là giải pháp hiệu quả cho ngành dệt may?
- Lò hơi đốt củi và công nghệ năng lượng tái tạo trong công nghiệp
- Các loại lò hơi đốt củi và ưu điểm của từng loại
- Lò hơi đốt củi và lợi ích kinh tế trong ngành sản xuất thực phẩm
- Các yếu tố cần lưu ý khi lắp đặt lò hơi đốt củi
- Lò hơi đốt củi và ứng dụng trong ngành sản xuất điện
- Lò hơi đốt củi và cách tối ưu hóa hiệu suất sản xuất
- Lợi ích của việc sử dụng lò hơi đốt củi trong ngành chế biến gỗ
- Lò hơi đốt củi: Giải pháp năng lượng bền vững cho ngành công nghiệp hóa chất