Làm mềm nước lò hơi, hệ thống làm mềm nước cấp lò hơi

Nước cấp lò hơi cần phải thảo mãn điều kiện gì để đảm bảo quá trình tạo hơi nhiệt tốt. Chất lượng nước cấp ảnh hưởng như thế nào đến tuổi thọ lò hơi công nghiệp? Mời bạn đọc tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé

Vai trò của nước cấp trong lò hơi

Nguyên liệu sử dụng cho lò hơi là nước, có giá thành rẻ, dễ tìm. Nguồn nước sử dụng cho lò hơi thường là nước thủy cục, nước giếng hoặc nước sông hồ… Nhiều người hiểu nhầm nước dùng cho lò hơi là nguồn nước đạt yêu cầu phải trong, sạch không lẫn tạp chất. Nhưng thực chất, phải xử lý nước lò hơi để nước không đóng cáu cặn, nhằm bảo vệ lò hơi không bị hư hỏng và kéo dài tuổi thọ.

Khi không xử lý nước nồi hơi hoặc xử lý không đúng cách, sẽ gây ra hậu quả như trên.

Nước sử dụng trong lò hơi với vai trò là chất dẫn nhiệt, giống như dầu trong lò dầu tải nhiệt, gas trong thiết bị dùng nhiệt lạnh (máy lạnh, tủ lạnh). Tùy tùy vào nhiệt độ sử dụng sẽ sử dụng loại môi chất đó. Nên nước lò hơi không cần sạch, chỉ cần trao đổi nhiệt tốt.

Khi ống thép lò hơi bị cáu, cặn sẽ giảm khả năng truyền nhiệt của lò hơi. Khiến trao đổi nhiệt, nhiên liệu đốt cháy sẽ chỉ thu được khói nóng.

Nếu xử lý nước lò hơi đúng cách, nước trong lò hơi hay còn gọi với tên là nước xả đáy (không phải nước cấp lò hơi) có độ trong thì không có gì lạ cả. Nếu xử lý nước lò hơi không đúng cách, nước sẽ chứa nhiều canxi và magie, các tạp chất khác. Sẽ khiến ống lò hơi bị mòn. Để kiểm tra được độ cáu cặn bằng mắt thường. Cần lấy nước xả đáy lò hơi chứa vào chai, để nguội; sau 1 đến 2 giờ sẽ thấy cáu cặn lóng lại dưới đáy chai.

Xử lý nước cấp trong <a href='https://hex-boilers.com/'>lò hơi công nghiệp</a> rất quan trọng

Xử lý nước cấp trong lò hơi công nghiệp rất quan trọng

 Vì sao phải làm mềm nước cấp cho lò hơi

Nước cấp lò hơi được lấy từ các nguồn nước tại các khu công nghiệp hay từ các sông, suối, nước giếng. Trong các nguồn nước này có chứa hàm lượng nước cứng nhất định tùy vào khu vực địa lý nên khi sử dụng trong lò hơi sẽ bị đậm đặc và kết tủa thành chất không hòa tan làm giảm hiệu suất của lò hơi.

Độ cứng của nước cấp sẽ làm khả năng trao đổi nhiệt bị giảm, gây hao phí nhiên liệu và gây ảnh hưởng đến công suất cũng như chất lượng của lò hơi.

Ngoài ra, pH thấp cũng làm tăng khả năng ăn mòn điện hóa dễ gây nổ và ảnh hưởng đến thân lò.

Những vấn đề thường gặp khi nước đầu vào không chất lượng:

  • Cấu cặn: lò hơi không đặt được hiệu quả, tiêu tốn nhiêu nguyen liệu
  • Ăn mòn cho lò hơi. Đây là hiện tượng xuất hiện trên nhiều phần của lò hơi, nhưng ống nồi là mơi xảy ra quá trình trao đổi nhiệt mạnh nhất.
  • Làm nguồn nước bị nhiễm bẩn
  • Ảnh hưởng trực tiếp hơi và sản phẩm sử dụng trực tiếp sử dụng hơi đó.

Để đảm bảo cho nguồn nước cấp vào lò hơi đạt chuẩn về yêu cầu chất lượng. Bắt buộc phải sử dụng hệ thống làm mềm nước cấp, tăng hiệu quả hoạt động của lò hơi công nghiệp.

 

Hệ thống làm mềm nước

Hệ thống làm mềm nước

Nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mềm nước cấp

Hệ thống làm mềm nước hoạt động ở chế độ lọc nước theo điện cực dò mực nước ở bồn chứa nước cấp và tái sinh theo lưu lượng cài đặt sẵn. Khi bồn nước cấp thiếu nước thì bơm chạy, đầy nước thì bơm dừng (hai bơm hoạt động luân phiên nhau).

 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mềm nước

 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mềm nước

Nước cấp được bơm cấp đưa vào hệ thống, hệ thống gồm 2 cột lọc Cation hoạt động song song, tái sinh luân phiên. Ở chế độ lọc, nước sẽ đi qua cột lọc theo chiều từ trên xuống dưới, nước sau khi tiếp xúc với hạt nhựa Cation sẽ được loại bỏ độ cứng và ra khỏi cột lọc đi vào bồn chứa nước cấp cho lò hơi. Sau 1 thời gian hoạt động lọc nước, hạt nhựa Cation làm mềm nước sẽ bị trơ, do đó cần phải tái sinh bằng dung dịch nước muối NaCl.

Hệ thống được thiết kế để hoạt động liên tục, luôn luôn cấp nước vào bồn chứa để cấp cho lò hơi: khi 01 cột lọc Cation tái sinh thì cột còn lại sẽ lọc và và ngược lại. Hệ thống được cài đặt tự động vận hành và tái sinh. Van điện sẽ mở và đóng theo quá trình cài đặt sẵn cho các cột lọc: Trong bồn chứa chứa nước cấp thiếu nước thì van mở, đầy nước hoặc cột lọc tái sinh thì van đóng.

Cách vận hành hệ thống làm mềm nước

Tủ điện điều khiển

 Tủ điện điều khiển

Các bước vận hành

Bước 1:

  • Kiểm tra các van gạt tay đã mở chưa, đường ống dẫn của hệ thống cột lọc có nước không. Các van phải mở: VT 1, VT2, VT4, VT5; các van đóng: VT 3(van lấy mẫu nước), VT6 (van bypass)
  • Kiểm tra nguồn điện cấp vào: Đèn nguồn sáng.
  • Kiểm tra tín hiệu điện ở đầu Autovalve: Màn hình có hiển thị thông số.

Bước 2:  Có 02 chế độ vận hành hệ thống:

  • Chế độ vận hành bằng tay: Bật công tắc ở tủ điện sang vị trí Hand. Chế độ này chỉ sử dụng khi lấy mẫu nước và khi hệ thống không hoạt động tự động được.
  • Chế độ vận hành tự động:

+Bật công tắc ở tủ điện sang vị trí Auto.

+Hệ thống hoạt động ở chế độ lọc theo điện cực dò mực nước ở bồn chứa nước cấp. Thiếu nước thì van điện 1, 2 mở, đầy nước thì 02 van điện này đóng lại.

+Ngoài ra bơm còn bị khống chế bởi Relay áp lực: Cài đặt áp lực nước < 2.5Bar thì bơm chạy, > 4Bar thì bơm tắt. Có 02 bơm chạy luân phiên với nhau.

Khi hệ thống xảy ra sự cố ở bồn chứa vật liệu lọc ta có thể mở van Bypass VT 06 để nước cấp trực tiếp cấp vào bồn chứa mà không qua cột lọc.

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mềm nước

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mềm nước

  • Nguyên lý tái sinh của hệ thống:
    • Vd: Cột TK02 tái sinh thì cột TK01 sẽ lọc, khi đó Van điện 1 sẽ được mở; sau 1 thời gian cột TK02 tái sinh xong cột TK02 sẽ lọc. Đến khi cột TK01 tái sinh, cột TK02 vẫn lọc, khi đó Van điện 2 sẽ được mở; cứ như vậy hệ thống sẽ hoạt động liên tục tuần hoàn giữa 2 cột và tái sinh luân phiên nhau.

Súc rửa cột lọc và tái sinh

  • Đầu Autovalve trên cột lọc sẽ tái sinh vào thời điểm mà ta đã cài đặt.
  • Chình nút điều khiển trên đầu Autovalve, hệ thống sẽ tự động tái sinh theo trình tự các bước (rửa ngược, hút muối, rửa muối và rửa xuôi).
  • Sau khi làm mềm nước đạt được thể tích nhất định, nhất định thì hạt nhựa cation bị trơ, cần phải tái sinh hạt nhựa bằng dung dịch muối ăn.
  • Cách pha dung dịch tái sinh: Cho vào bồn chứa dung dịch 100 kg muối ăn tương ứng nước vừa đủ 300 lít, khuấy đều cho muối tan hết. Khi nào dung dịch muối trong bồn gần hết ta sẽ tiến hành pha dung dịch mới. Lượng muối này sử dụng tái sinh cho cả 2 cột lọc.

Hệ thống làm mềm nước cấp lò hơi sẽ thực hiện tốt quá trình xử lý nước cứng. Nước sau khi được xử lý làm mềm sẽ được dẫn vào lò hơi tiến hành quá trình tạo hơi nước phục vụ sản xuất. Hơi tạo ra sẽ đạt tiêu chuẩn chất lượng. Đảm bảo hiệu quả tạo hơi nhiệt ổn định, an toàn và hiệu quả.

0917754059