Phương pháp sấy thóc hiệu quả
Hiện nay công nghệ máy sấy thóc đang được doanh nghiệp sử dụng nhiều. Có những phương pháp nào để sấy thóc hiệu quả? Xin mời bạn đọc tìm hiểu bài viết dưới đây!
Vì sao cần phải sử dụng phương pháp sấy thóc
Lúa sau khi thu hoạch cần được bảo quản đúng cách để đảm bảo chất lượng khi sử dụng.
Một số vấn đề thường xảy ra khi bảo quản lúa đó là hiện tượng ẩm mốc, sâu mọt… Làm cho chất lượng năng suất của lúa giảm xuống nghiêm trọng.
Nếu chúng ta sử dụng phương pháp phơi lúa truyền thống dưới ánh nắng mặt trời thì hiệu quả sẽ không cao. Dưới ảnh hưởng của thời tiết, do mưa gió kéo dài nhiều ngày liên tục, làm cho quá trình phơi thóc bị gián đoạn. Dẫn tới lên mộng, ẩm mốc, ảnh hưởng đến chất lượng hạt gạo.
Vì vậy, vào mùa thu hoạch thóc, sản lượng nhiều, người dân sử dụng phương pháp sấy bằng máy sẽ đem lại hiệu quả cao cho công tác bảo quản. Đồng thời tiết kiệm thời gian và công sức cho người dân. Hạt thóc sẽ không lẫn bụi bẩn, cát, sạn, không bị hao hụt, thất thoát như khi phơi.
Nguyên tắc của việc phơi sấy thóc
Hạt lúa cũng như các loại nông sản khác, nó rất nhạy cảm với độ ẩm, hơi nước, dễ dàng thay đổi khi nhiệt độ và độ ẩm môi trường thay đổi.
+ Có thể làm khô lúa bằng ánh nắng mặt trời – phơi lúa.
+ Làm khô bằng phương pháp nhân tạo – sấy.
Phơi sấy là quá trình hút ẩm trong hạt lúa để thải ra môi trường, làm cho hạt lúa được phơi khô. Nhiệt được truyền tới hạt bằng luồng khí đối lưu, bức xạ mặt trời hoặc sự truyền dẫn.
Đối lưu là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất, đó là quá trình đốt nóng không khí để làm tác nhân hút ẩm từ hạt lúa và thải ra môi trường.
Đối với phương pháp sấy cần phải điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để không ảnh hưởng đến phẩm chất của hạt lúa. Điều chỉnh nhiệt độ không khí và nhiệt độ tối đa của khối hạt trong thời gian sấy.
Trong quá trình phơi, khoảng thời gian phơi hạt lúa trong điều kiện nhiệt độ cao thích ứng với các mức ẩm độ hạt thay đổi và độ tác động đồng đều trong khối hạt. Người phơi lúa phải tiến hành đảo đều hạt lúa cho quá trình khô diễn tra đồng đều.
Cần căn cứ vào giống lúa và ẩm độ ban đầu của hạt để lựa điều kiện phơi sấy tốt nhất. Tránh những trường hợp như khô hạt không đồng đều gây ra hạt rạn nứt và bạc bụng.
Theo các nhà nghiên cứu cho biết khi độ ẩm hạt lúa khoảng từ 21-24%, là thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch lúa đạt năng suất cao. Bên cạnh đó phương pháp sấy nhân tạo cũng đem lại hiệu quả cao trong quá trình bảo quản hạt lúa.
Vì sao phải sấy thóc
Sản lượng thóc được thu hoạch trong một mùa gặt là rất lớn. Trong quá trình thu hoạch thóc có nhiều hao phí xãy ra, thấp nhất là 10% và có khi lên đến 25%. Trong đó quá trình phơi khô có hao hụt lên đến 10%.
Khi thóc được thu hoạch vào mùa mưa lũ, sẽ có độ ẩm cao vào khoảng 30%. Cho nên quá trình làm khô lúa cần phải được thực hiện ngay, để tránh hiện tượng lên mộng, hư hỏng lúa. Khi đó phương pháp sấy nhân tạo là lựa chọn phù hợp nhất.
Với phương pháp sấy nếu thực hiện đúng kỹ thuật sẽ giảm được độ ẩm lúa đến mức an toàn, giữ được phẩm chất hạt về màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng.
Ưu điểm của sấy thóc là làm khô lúa kịp thời, giữ được hạt gạo nguyên khi xay xát. Có thể thực hiện được ngay cả khi trời mưa, đồng thời không gây ảnh hưởng đến giao thông đi lại như quá trình phơi lúa trên đường.
Dưới đây là những chú ý khi thực hiện sấy thóc:
+ Sau khi thu hoạch lúa tươi về cần phải được đưa đến lò sấy kịp thời. Không được để quá lâu gây ra hiện tượng lên mộng, mốc, ẩm vàng, thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng gạo thành phẩm.
+ Cần làm sạch tạp chất lẫn lộn trong lúa trước khi đưa vào lò sấy, như đất, cùi rơm nhỏ, dây buộc bì lúa.
+ Sử dụng máy sấy tốt, đảm bảo chất lượng khi sấy thóc. Nhân viên sấy lúa cần có kỹ năng và được đào tạo bài bản khi vận hành.
Hướng dẫn các bước sấy thóc hiệu quả
Bước 1: Thu gom đầy đủ thóc cần sấy ở kho chứa.
Bước 2: Tiến hành cho thóc vào máy/lò để bắt đầu chế độ sấy khô. Lưu ý độ ẩm của hạt thóc khô sau khi sấy vào khoảng 14 -15% là tốt nhất.
Bước 3: Vận chuyển đến kho bảo quản lúa khô, đảm bảo quá trình lưu trữ lượng lúa khô trong thời gian dài mà không hư hỏng nữa. Có thể lưu trữ trong thời gian 1 đến 2 năm.
Giới thiệu các phương pháp sấy thóc
Hiện nay có nhiều phương pháp sấy lúa đang được người dân và các doanh nghiệp sử dụng. Dưới đây là một số biện pháp điển hình.
1. Phương pháp sấy thóc bằng hơi nước
Hơi nước được tạo ra từ lò hơi, nồi hơi. Đây là hệ thống thiết bị được điều khiển tự động hoặc bán tự động. Hơi nước có áp suất và nhiệt độ cao, làm tác nhân sấy được tạo ra từ nước tự nhiên.
Hơi nước này được tạo ra từ lò hơi, tức là nhiệt lượng được tạo ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu, sẽ đun sôi nước và tạo ra hơi nước.
Ưu điểm:
+ Tạo ra sản phẩm lúa sau khi sấy có chất lượng tốt nhất, hạt lúa vẫn giữ được màu sắc, thành phần và hương vị.
+ Sản lượng lớn được sấy, an toàn, sạch sẽ và tạo ra sự an toàn cho người tiêu dùng.
Nhược điểm:
+ Thời gian sấy lâu hơn so với các phương pháp khác làm mất nhiều công sức và thời gian.
+ Lãng phí, tốn kém nhiên liệu đốt.
2. Phương pháp sấy thóc bằng năng lượng mặt trời
Bằng việc sử dụng ống nhiệt thủy tinh chân không tích tụ năng lượng Mặt Trời. Đây là phương pháp mới thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, giải pháp vừa được nghiên cứu ứng dụng thành công.
Được dùng sử dụng để sấy các loại nông sản, lúa gạo, tiết kiệm chi phí và thời gian.
Ưu điểm nổi bật:
+ Sản phẩm lúa sau khi sấy đạt chất lượng cao.
+ Tiết kiệm điện.
+ Quá trình hoạt động an toàn.
Nhược điểm:
+ Phụ thuộc vào ánh nắng mặt trời.
+ Quá trình điều chỉnh nhiệt độ khi sấy khó điều chỉnh.
+ Quá trình lắp đặt tốn kém nhiều chi phí.
3. Phương pháp sấy thóc bằng tủ sấy công nghiệp
Lúa được cho vào tủ sấy, tại đây bộ phận quạt thổi đều nhiệt độ trong tủ lan rộng toàn buồng sấy. Đảm bảo quá trình khô hạt diễn ra đều đặn. Đem đến chất lượng sản phẩm tốt sau khi sấy xong.
Ưu điểm:
+ Kinh phí cho quá tình lắp đặt ít tốn kém, phù hợp với hộ gia đình và doanh nghiệp.
+ Công suất sấy đa dạng từ 500kg đến 12 tấn hoặc cao hơn.
+ Lúa được sấy khô đồng đều mà không cần phải đảo đều.
+ Chi phí sấy thấp.
+ Vận hành đơn giản, người dân dễ sử dụng.
Như vậy với những gì đã giới thiệu ở trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng phương pháp tủ sấy công nghiệp đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Sấy lúa là giải pháp an toàn, hiệu quả đem lại lợi ích lớn lao trong thị trường lúa gạo Việt Nam.
Khách hàng có nhu cầu lắp đặt hệ thống sấy thóc, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
HeX Boiler - CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG NHIỆT BÁCH KHOA.
Địa chỉ: Số 268B, Quốc Lộ 2, Khu 2, Xã Phù Lỗ, Huyện Sóc Sơn, Tp Hà Nội.
Hotline: 0917 754 059
Email: info@hexboiler.com
- Những lợi ích vượt trội của lò hơi đốt củi trong ngành sản xuất giấy
- Ứng dụng của lò hơi đốt củi trong ngành chế biến nông sản
- Tại sao lò hơi đốt củi là giải pháp hiệu quả cho ngành dệt may?
- Lò hơi đốt củi và công nghệ năng lượng tái tạo trong công nghiệp
- Các loại lò hơi đốt củi và ưu điểm của từng loại
- Lò hơi đốt củi và lợi ích kinh tế trong ngành sản xuất thực phẩm
- Các yếu tố cần lưu ý khi lắp đặt lò hơi đốt củi
- Lò hơi đốt củi và ứng dụng trong ngành sản xuất điện
- Lò hơi đốt củi và cách tối ưu hóa hiệu suất sản xuất
- Lợi ích của việc sử dụng lò hơi đốt củi trong ngành chế biến gỗ
- Lò hơi đốt củi: Giải pháp năng lượng bền vững cho ngành công nghiệp hóa chất
- Tại sao lò hơi đốt củi là giải pháp lý tưởng cho ngành sản xuất nông sản?