Tầm quan trọng của hệ thống sấy cau khô

Sản phẩm cau khô được dùng phổ biến trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Làm sao để nâng cao năng suất chế biến và bảo quản cau mà không bị hư hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về hệ thống sấy cau khô.

Cau tươi được chọn lọc đau vào hệ thống sấy

Giới thiệu hệ thống sấy cau khô

Hệ thống sấy cau khô là thiết bị máy móc được sử dụng để sấy khô sản phẩm cau tươi với sản lượng lớn. Giúp cho doanh nghiệp bảo quản cau tốt hơn trong thời gian dài mà không sợ bị hư hỏng.

Nếu được phơi khô với phương pháp truyền thống thì sẽ tốn nhiều thời gian và công sức của người dân. Tuy nhiên chất lượng cũng không đảm bảo, cau khô không đều, dẫn tới hư hỏng.

Hệ thống sấy cau đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm tốt hơn công tác bảo quản. Từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm cau trên thị trường xuất khẩu ra nước ngoài. Đem lại lợi ích kinh tế lớn cho doanh nghiệp.

Cấu tạo hệ thống sấy cau khô

Các bộ phận chính của hệ thống sấy cau gồm có:

+ Lò hơi

+ Dàn nhiệt calorifer.

+ Thiết bị sấy.

+ Thiết bị truyền tải, vận chuyển cau.

+ Hệ thống quạt.

+ Kênh dẫn khí nóng.

+ Kênh thải ẩm ra môi trường.

Hoạt động hệ thống sấy cau khô

Cau được sấy khô bằng phương pháp trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức. Cơ chế cụ thể của quá trình sấy cau như sau:

Lò hơi tạo ra hơi nhiệt có áp suất lớn và nhiệt độ cao, Nguồn hơi nhiệt này được dẫn tới dàn nhiệt calorifer theo đường ống dẫn hơi. Khi đó trong dàn nhiệt được chứa đầy hơi nhiết có nhiệt độ cao và áp suất lớn. Không khí bao quanh dàn calorifer được đốt nóng đến nhiệt độ cao.

Dưới tác dụng của hệ thống quạt gió, khí nóng được thổi vào hầm sấy theo kênh dẫn. Trong hầm cau tươi và khí nóng thực hiện quá trình trao đổi nhiệt - ẩm. Khí nóng hút ẩm trong cau ra môi trường theo kênh thải đi ra ngoài.

Thời gian sấy cau có thể từ 8 đến 10 giờ, tuỳ thuộc vào công suất của lò. Khi cau đạt đến giá trị độ ẩm mong muốn, thì sẽ được đưa ra ngoài và vận chuyển đến nơi bảo quản.

Trong lò sấy công suất lớn, người ta có thể bố trí nhiều thiết bị sấy, nhiều dàn nhiệt calorifer, quạt gió… để nâng cao năng suất sấy cau lên gấp nhiều lần, đáp ứng nhu cầu công nghiệp.

Dàn trao đổi nhiệt trong lò sấy

Phân loại hệ thống sấy cau khô

Hệ thống sấy buồng

Được dùng phổ biến cho các cơ sở nhỏ lẻ. Là quá trình trao đổi nhiệt - ẩm bằng đối lưu tự nhiên hoặc đối lưu cưỡng bức.  Với đối lưu cưỡng bức thì phải sử dụng quạt hướng trục. Buồng sấy được xây bằng gạch, hoặc làm bằng thép có lớp cách nhiệt.

Với hệ thống sấy buồng cưỡng bức thì có thể bố trí dàn nhiệt calorifer và quạt một cách tự do. Tuy nhiên với hệ thống sấy đối lưu tự nhiên thì bắt buộc phải để dàn calorifer ở nền buồng sấy, ống thải ẩm phải ở đỉnh buồng sấy.

Sấy cau thường dùng sấy đối lưu cưỡng bức. Các bộ phận chính trong hệ thống sấy buồng đối lưu cưỡng bức gồm có:

+ Lò hơi tạo ra hơi nhiệt dùng làm tác nhân sấy.

+ Buồng sấy.

+ Calorifer.

+ Quạt hướng trục.

+ Van con bướm.

+ Ống dẫn khí ngoài trời vào.

+ Ống dẫn khí thoát ẩm.

Hệ thống sấy hầm

Cũng là hệ thống sấy đối lưu phổ biến nhất, có thể hoạt động liên tục với năng suất lớn.

Thiết bị truyền tải trong hầm sấy có thể là bằng tải hoặc nhiều xe gòng. Băng tải được cấu tạo bởi dạng xích kim loại chứa và vận chuyển vật liệu sấy (cau tươi), đồng thời cho tác nhân sấy đi qua băng tải và xuyên qua vật liệu sấy thực hiện quá trình trao đổi nhiệt ẩm.

Hầm sấy được thiết kế có chiều dài khoảng 10m đến 30m tuỳ thuộc vào công suất của lò sấy. Đó là không gian xảy ra quá trình trao đổi nhiệt - ẩm giữa tác nhân sấy(khí nóng) và vật liệu sấy(cau tươi).

Cấu tạo của hệ thống sấy hầm gồm có:

+ Lò hơi tạo ra hơi nhiệt làm tác nhân sấy.

+ Dàn nhiệt calorifer.

+ Hầm sấy.

+ Quạt gió.

+ Thiết bị truyền tải vật liệu sấy(Xe gòng, băng chuyền).

+ Kênh dẫn gió nóng.

+ Kênh thải ẩm ra môi trường.

 Vai trò của lò hơi trong hệ thống sấy cau khô

Trong hoạt động sấy cau, nguồn nhiệt làm tác nhân sấy là quan trọng nhất. Nó quyết định đến công suất hoạt động và chất lượng sản phẩm sấy.

Vì vậy các lò sấy đang sử dụng lò hơi để tạo ra hơi nhiệt làm tác nhân sấy, đem lại sự ổn định trong quá trình hoạt động sấy cau.

Với sự có mặt của lò hơi thì sản lượng hơi nhiệt được tạo ra có sản lượng lớn hơn. Đáp ứng đầy đủ nguồn nhiệt làm tác nhân sấy cho lò sấy cau công suất lớn.

Cấu tạo của lò hơi gồm các bộ phận chính:

+ Hệ thống cấp nhiên liệu.

+ Buồng đốt.

+ Thân lò.

+ Hệ thống thu hồi nhiệt.

+ Hệ thống xử lý khí thải.

Hoạt động của lò hơi dựa theo nguyên lý sử dụng nguồn nhiệt được đốt cháy trong buồng đốt, đun sôi nước trong đường ống dẫn và thân lò, tạo ra hơi nước có áp suất lớn và nhiệt độ cao. Hơi nhiệt này được tập hợp tại balong hơi, sẵn sàng cung cấp cho dàn nhiệt calorifer khí lò sấy hoạt động.

Vì có sản lượng lớn hơi được tạo ra nhanh chóng, nên lò hơi thường được dùng trong hệ thống sấy công nghiệp quy mô lớn. Đem lại nhiều lợi ích to lớn cho donah nghiệp chế biến cau.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại lò hơi được sử dụng. Với sự đa dạng trong công suất, có thể đốt được nhiều loại nhiên liệu khác nhau. Khách hàng có thể chọn một trong số lò hơi sau:

+ Lò hơi ghi tĩnh: Có thể đốt được củi, than đá, ván lép, vở cây…

+ Lò hơi ghi xích: Viên nén từ mùn cưa, than indo…

+ Lò hơi tầng sôi: Đốt được nhiên liệu sinh khối như mùn cưa, dăm bào, trấu rời, viên nén trấu…

Tuỳ thuộc vào nguồn nhiên liệu sẵn có tại địa phương mà doanh nghiệp có thể lựa chọn lò hơi phù hợp, nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả khi sấy cau.

Vai trò của lò hơi trong lò sấy

Trên đây là thông tin cơ bản về hệ thống sấy cau khô mà chúng tôi cung cấp cho bạn đọc. Khách hàng có nhu cầu lắp đặt hệ thống sấy, lò hơi, thiết bị trao đổi nhiệt, hãy liên hệ với Lò hơi Bách Khoa theo địa chỉ:

HeX Boiler - CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG NHIỆT BÁCH KHOA.

Địa chỉ: Số 268B, Quốc Lộ 2, Khu 2, Xã Phù Lỗ, Huyện Sóc Sơn, Tp Hà Nội.

Hotline: 0917 754 059

Email: info@hexboiler.com

0917754059